Danh mục sản phẩm
THUỐC CHO ẾCH
Hổ trợ trực tuyến
Văn Phòng Dopa.vn - 024 63 259 389
Hotline - 094 568 1121
Zalo Của Chúng Tôi - 094 568 1121
Kinh Doanh Online - 094 568 11 21
Kinh Doanh 1 - 097 7 710 403
Kinh Doanh 2 - 094 568 1121
Kỹ Thuật - 097 568 11 21
Fanpage Facebook
Liên kết website
Thống kê
- Đang online 0
- Hôm nay 0
- Hôm qua 0
- Trong tuần 0
- Trong tháng 0
- Tổng cộng 0
Kỹ thuật nuôi cá lăng chấm thương phẩm trong ao
Sản lượng cá lăng chấm khai thác tự nhiên trong thời gian gần đây giảm sút nghiêm trọng do bị khai thác quá mức. Trước thực trạng này, gần đây Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất giống cá lăng chấm, xây dựng được quy trình nuôi thương phẩm cá lăng chấm trong ao.
Hiện nay công nghệ sản xuất giống cá lăng chấm đã được chuyển giao thành công cho các tỉnh Nam Định, Bắc Giang, Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc... Công nghệ nuôi thương phẩm đã được chuyển giao cho một số địa điểm nuôi thành công. Để giúp bà con và các bạn tìm hiểu và áp dụng vào nuôi trồng, chúng tôi xin giới thiệu quy trình kỹ thuật nuôi cá lăng chấm thương phẩm trong ao.
1. Chuẩn bị ao nuôi:
Ao nuôi cần đáp ứng các điều kiện như sau:
- Diện tích ao nuôi: 1000 – 3000{C}{C}m2, độ sâu nước: 1.2 – 1.5m, độ sâu bùn đáy: 0.2 – 0.3m.
- Bờ ao có thể là bờ đất hoặc được xây kè kiên cố bằng gạch hoặc bê tông. Ao có cống cấp và cống thoát chủ động.
- Vị trí xây dựng ao: Ao được xây dựng tại những nơi có nguồn nước cấp chủ động, tốt nhất là gần các hồ chứa thủy nông có nguồn nước chảy qua quanh năm thuận tiện cho việc thay nước.
- Trước khi sử dụng, tiến hành tát cạn ao, dùng vôi bột tẩy ao với lượng 7- 10kg/100m2 ao. Phơi đáy ao 2 - 3 ngày sau đó lấy nước đủ vào ao.
2. Thả giống
-Tiêu chuẩn cá giống: Cá giống khỏe mạnh, không bị bệnh tật, không bị dị hình, cá có màu ghi sẫm. Khối lượng cá giống trung bình khoảng 10 - 20g/con.
-Mùa vụ thả: +Với cá giống lưu từ năm trước, thả giống nuôi vào tháng 3 – 4.cheettit cheettit +Với cá giống sản xuất trong năm, thả giống nuôi vào tháng 9 – 10.
-Mật độ thả cá lăng là 0,9 – 1,0 con/{C}{C}{C}m2. Trong ao chỉ nuôi ghép với cá mè trắng và cá mè hoa để làm sạch nước với mật độ 1000-1500 con/ha với cỡ giống trung bình 300g/con.
3. Thức ăn
Loại thức ăn
- Thức ăn: Có 2 loại là thức ăn tươi sống và thức ăn chế biến.
- Thức ăn chế biến của cá lăng chấm được phối trộn theo tỉ lệ như sau: Bột cá ( 55.6%)+ Đỗ tương ( 28.8%)+ Bột mì ( 7.1%)+ Cám gạo (5%)+ Dầu cá ( 1.5%)+ Vi lượng Vitamin( 2%).
Cách chế biến thức ăn
- Nếu cho ăn riêng thức ăn chế biến và thức ăn tươi sống
+ Đối với thức ăn là cá: Mổ bụng cá bỏ ruột, chặt nhỏ vừa cỡ miệng cá.
+ Đối với thức ăn chế biến: Nguyên liệu phải được nghiền thành bột, trộn đều, cho thêm nước đủ độ ẩm và ép thành viên. Sau đó, sấy khô để bảo quản cho cá ăn dần.
- Nếu phối trộn thức ăn chế biến với thức ăn tươi sống
Tỷ lệ về khối lượng giữa cá nghiền và các nguyên liệu còn lại là 1/1. Dùng máy ép hỗn hợp thành viên thức ăn cỡ 3 – 4mm sau đó nắm lại thành từng nắm có khối lượng 200 – 300g/nắm.
Cách cho ăn
- Nếu cho ăn riêng rẽ thức ăn chế biến và thức ăn tươi sống: Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào 8h và 16h. Buổi sáng cho cá ăn thức ăn tươi sống, buổi chiều cho cá ăn thức ăn viên chế biến. Tỷ lệ khối lượng giữa thức ăn chế biến và thức ăn tươi sống là 1/1.
- Nếu cho ăn thức ăn phối trộn: Cho cá ăn 1 lần vào 8h sáng.
Lượng thức ăn: Khối lượng thức ăn dựa vào khối lượng của cá.
Trọng lượng trung bình Lượng thức ăn
của cá trong ao (g/con) (tính bằng % trọng lượng cá trong ao)
20 – 150 4,0 – 5,0
150 – 300 3,5 – 4,0
300 – 600 3,0 – 3,5
> 600 2,5 – 3
Trong thời gian mùa đông và đầu mùa xuân giảm lượng thức ăn còn khoảng 40 – 70% so với bình thường, do nhiệt độ nước xuống thấp cá ăn kém đi.
Trong ao nên đặt các sàng để kiểm tra thức ăn. Cứ 1000{C} {C}{C}m2 đặt 2 sàng. Sàng có diện tích 1{C}{C}{C}m2 được đặt cách đáy ao 10 – 20 cm
4. Quản lý ao
- Trong ao lắp máy phun mưa nhân tạo hoặc máy quạt nước với mức công suất 0,75kw/1000m2 phòng trường hợp cá nổi đầu do lâu ngày không thay được nước hoặc do thời tiết thay đổi bất thường.
- Thường xuyên cho nước chảy qua ao nuôi. Trong trường hợp không có nước chảy qua thì dùng máy bơm có công suất 1,5kw bơm nước liên tục 8 – 16h/ngày vào ao nuôi (cho 6000 – 7000{C}{C}{C}m2 ao nuôi).
- Trong trường hợp độ sâu ao dưới mức quy định, phải kiểm tra bờ, cống tìm chỗ rò rỉ để xử lý rồi cấp thêm nước vào ao cho đạt độ sâu quy định.
- Nếu thấy thức ăn vẫn còn trong sàn cho cá ăn, phải giảm lượng thức ăn cho phù hợp.
- Thường xuyên dọn cỏ, vớt bèo trong ao.
- Bờ ao bị sụt lở, đăng cống hư hỏng phải tu sửa kịp thời (đặc biệt là trong thời kỳ mưa lũ).
5. Kiểm tra cá
Mỗi tháng kiểm tra cá 1 lần, xác định khối lượng của 30 – 50 cá thể để theo dõi sinh trưởng của cá và phát hiện tình trạng phát sinh bệnh trong ao nuôi.
6. Phòng và trị bệnh
- Thường xuyên treo túi vôi bột cạnh sàn cho ăn với lượng 2 – 4kg/túi/sàn.
- Cho cá ăn đủ thành phần dinh dưỡng, bổ sung thêm vitamin và khoáng vào thức ăn để tăng sức đề kháng của cá.
- Thay nước thường xuyên trong ao để đảm bảo chất lượng nước trong ao tốt.
- Khi cá có dấu hiệu ăn ít hoặc bỏ ăn, chết rải rác trong ao thì cần phân tích mẫu cá để có biện pháp trị bệnh kịp thời.
7. Thu hoạch cá
Cá sau 2-3 năm có thể tiến hành thu hoạch. Nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi, cá lăng chấm thương phẩm có thể đạt những kết quả như sau: Tỉ lệ sống của cá khi thu hoạch > 80%. Cỡ cá trung bình khi thu hoạch >1.2- 1.5kg/con. Năng suất bình quân sau 2 năm nuôi: 8-10 tấn/ ha Hệ số thức ăn: 7-8 (Tức là để thu được 1 kg cá lăng thương phẩm cần 7 – 8 kg thức ăn).
Tại Dopa.vn có cung cấp sản phẩm máy tạo oxy, máy phun mưa tạo dòng chảy cho ao nuôi thủy sản nói chung và ao nuôi cá lăng nói riêng chi tiết liên hệ với chúng tôi. Thông tin sản phẩm mời bạn click chuột vào đây.
Phát triển bởi:
TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA
ĐC: 37 Thạch Bàn - Phường Thạch Bàn - Long Biên - Hà Nội ( Bản Đồ Đến Dopa Tại Đây )
ĐT: 04 63 259 389 /09 7 7 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21
Mail: thuocthuysan86@gmail.com
Web: http://dopa.vn
https://www.facebook.com/thuysandopa
Tin tức liên quan
5 Phương Pháp Biến EM Gốc và Mật Rỉ Đường Tạo Nên Cách Mạng Trong Nuôi Thủy Sản
3 Bí Quyết Để Nuôi Cá Koi Khỏe Mạnh Và Đẹp Mắt Hơn Bao Giờ Hết
3 Giải Pháp Hiệu Quả Để Phòng Và Trị Bệnh Xuất Huyết, Đốm Đỏ, Lở Loét Trong Nuôi Thủy Sản
3 Giải Pháp Tuyệt Vời Cho Nuôi Ếch Hiệu Quả: Tăng Miễn Dịch, Trị Bệnh, Khử Trùng
3 Lợi Ích Đặc Biệt Của Men Vi Sinh Đối Với Ao Nuôi Thủy Sản
Nguyên nhân gây giun sán ở thủy sản và cách sổ giun bằng FPT hiệu quả
Kỹ thuật nuôi dưỡng ếch bố mẹ đạt hiệu quả cao
Tảo tàn trong ao nuôi tôm: Nỗi ám ảnh và giải pháp hiệu quả
Nắng nóng gay gắt: Bổ sung vitamin C cho tôm cá để bảo vệ sức khỏe
Mở Khóa Bí Quyết Tăng Nhanh Chóng & Nâng Chất Sản Phẩm Chăn Nuôi Nhờ Lysine
Methionine - Bí quyết vàng cho sự phát triển vượt bậc của heo con
Bệnh gan thận mủ ở ếch: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh mù mắt ở ếch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị
Bệnh đỏ đùi ở ếch: Nỗi ám ảnh của người nuôi và cách đánh bay hiệu quả
Bệnh viêm đường ruột ở ếch: Nỗi ám ảnh của người nuôi và giải pháp phòng trị hiệu quả
Ếch bị chướng bụng: Hiểu rõ nguyên nhân, cách phòng và trị hiệu quả
PROTEIN C - PLUS: Bí quyết bứt phá cho vụ nuôi tôm cá bội thu
Cá trắm cỏ bị đen đầu đen thân: Nỗi ám ảnh của người nuôi và giải pháp vàng
Bí Quyết Câu Cá Bất Bại Nhờ Dopa Fish - Bí Mật Giúp Cá Thèm Ăn, Mồi Nhảy Liền Tay!
Nấm nhớt, nấm thủy mi, nấm bông gòn trên cá: Nỗi ám ảnh của người nuôi và giải pháp hiệu quả từ BROMAX DOPA
Siêu Men Cao Tỏi: Bí quyết cho sức khỏe tôm cá vượt trội
Nguyên nhân ao cá, tôm bị phèn, biện pháp xử lý bằng DOBIO SUN
DOPA ADE - Bí quyết cho đàn ếch khỏe mạnh, sinh sản hiệu quả
Bổ sung Vitamin C cho ao nuôi tôm cá mùa nắng nóng: Bí quyết vàng tăng đề kháng, thúc đẩy sinh trưởng
Bộ Nông nghiệp vào cuộc điều tra cá chết ở Thanh Hà Hải Dương
Bí kíp cứu cánh cá Koi, cá cảnh khỏi nấm bệnh bằng Anirat-Dopa: Hướng dẫn chi tiết
Bí Quyết Bảo Vệ Cá Trắm Cỏ Khỏi Dịch Bệnh: Hướng Dẫn Chi Tiết
Tại Sao Bạn Nên Sử Dụng Máy Tạo Oxy Cho Cá Trong Nuôi Trồng Thủy Sản?
Bí quyết sử dụng chế phẩm EM gốc hiệu quả trong chăn nuôi
Kích thích ếch bố mẹ sinh sản đạt chất lượng cao bằng kích dục tố A3
Mật rỉ đường - Vũ khí bí mật cho ao nuôi tôm cá
Một số biện pháp phòng và trị bệnh cho cá chép thời điểm giao mùa xuân sang mùa hè:
Tảo tàn trong ao nuôi tôm: Hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng tránh hiệu quả
Cá bị nấm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả bằng ANIRAT-DOPA
Bệnh trùng mỏ neo ở cá: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Dopa Frog - Thức ăn bổ sung dinh dưỡng giúp ếch ăn nhiều, mau lớn, tăng năng suất