Danh mục sản phẩm
THUỐC CHO ẾCH
Hổ trợ trực tuyến

Văn Phòng Dopa.vn - 024 63 259 389

Hotline - 094 568 1121

Zalo Của Chúng Tôi - 094 568 1121

Kinh Doanh Online - 094 568 11 21

Kinh Doanh 1 - 097 7 710 403

Kinh Doanh 2 - 094 568 1121

Kỹ Thuật - 097 568 11 21
Fanpage Facebook
Kỹ Thuật Mới
Liên kết website
Thống kê
- Đang online 0
- Hôm nay 0
- Hôm qua 0
- Trong tuần 0
- Trong tháng 0
- Tổng cộng 0
🔴QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI TÔM ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
Sau khi thả tôm giống thì việc quản lý môi trường là khâu kỹ thuật tiếp theo cơ bản nhất, ảnh hưởng đến kết quả của vụ nuôi. Bà con hãy cùng Dopa.vn tìm hiểu thông tin để quản lý môi trường ao nuôi tốt nhất nhé!
pH
pH là yếu tố dễ biến động, nhất là sau những cơn mưa lớn, sự biến động đột ngột của pH có thể làm tôm giảm sức đề kháng. Vì vậy, nên kiểm tra pH nhiều lần trong ngày để điều chỉnh kịp thời. Duy trì pH ở mức thích hợp từ 7,5 - 8,5 và dao động giữa sáng và chiều không quá 0,5 đơn vị. Nếu pH thấp, người nuôi sử dụng vôi bột liều lượng 10 - 20 kg/1.000 m3 nước ao tùy giá trị pH đo được.
Ngoài ra, để hạn chế phèn trên bờ ao rửa xuống ao khi mưa làm giảm pH và đục nước, người nuôi nên sử dụng vôi CaO rải đều trên bờ ao. Vôi sẽ giúp trung hòa axit, tránh giảm pH đột ngột và giúp nước ao không bị đục sau khi mưa.
Nhiệt Độ
Ban đêm thường nhiệt độ nước ao thấp hơn ban ngày. Nhiệt độ thấp làm H2S độc hơn với tôm. Khi nhiệt độ giảm, tôm yếu có xu thế chuyển vào vùng bùn, tiếp xúc với khí độc và vi khuẩn gây bệnh. Tôm phản ứng với nhiệt độ thấp sẽ hoạt động ít hơn. Khi nhiệt độ giảm 1oC trao đổi chất của tôm sẽ giảm khoảng 10%. Để giảm thiểu ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, người nuôi phải chạy sục khí để ngăn sự phân tầng nhiệt trong ao và giữ đáy ao sạch có ít chất hữu cơ bằng chế độ cho ăn hợp lý. Tránh cho tôm ăn ban đêm vì tôm sử dụng thức ăn không tốt khi nhiệt độ thấp.
Hàm Lượng Oxy Hoà Tan
Hàm lượng ôxy hòa tan lớn nhất là vào buổi chiều và thấp nhất vào buổi sáng sớm do quá trình quang hợp và hô hấp. Vào ban ngày, hàm lượng ôxy lớn nhất là ở gần mặt nước do cường độ ánh sáng và nhiệt độ giảm dần theo độ sâu. Theo dõi hàm lượng ôxy hòa tan là yếu tố quan trọng nhất trong các ao nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh vì tôm thường nuôi với mật độ cao, nhiều chất độc hại. Với các ao nuôi thâm canh, khoảng 2 - 3 giờ cần đo hàm lượng ôxy hòa tan một lần vào ban đêm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Độ Mặn
Mỗi loại tôm có yêu cầu về độ mặn khác nhau và thay đổi tùy theo từng thời điểm trong quá trình sinh trưởng. Độ mặn tốt nhất cho tôm sú là 15 - 20‰ và TTCT là 10 - 25‰, biến động trong ngày không quá 5‰. Độ mặn là yếu tố thay đổi từ từ, do đó chỉ cần đo độ mặn từ 1 - 2 lần trong một tuần trừ khi nguồn nước bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều.
Độ Kiềm
Độ kiềm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm. Trong quá trình nuôi thường gặp hiện tượng tôm bị mềm vỏ kéo dài do độ kiềm dưới mức thích hợp đặc biệt đối với vùng nuôi có độ mặn thấp. Độ kiềm thích hợp cho tôm sú khoảng 80 - 140 mg/l và 120 - 150 mg/l đối với TTCT. Nếu độ kiềm thấp nên sử dụng sản phẩm khoáng chất có thành phần chính là CaCO3 và MgCO3 với liều 20 - 30 kg/1.000 m3.
Quản Lý Mực Nước
Cần duy trì mực nước tối thiểu là 1,3 m đối với ao nuôi tôm sú và 1,5 m đối với ao nuôi TTCT. Ngoài ra, cần tăng cường quạt nước trong khi mưa lớn hay khi trời nắng gắt để tránh hiện tượng phân tầng trong ao, từ đó hạn chế những tác động xấu cho tôm.
Sử Dụng Vi Sinh Chất Lượng Tốt
Quá trình quản lý chất lượng nước hàng ngày trong chu kỳ nuôi, các chỉ số trong môi trường ao nuôi. Đặc biệt là nguồn phân, thức ăn dư thừa trong ao nuôi, gây màu nước, khí độc trong ao nuôi bà con có thể dùng các loại chế phẩm men vi sinh xử lý hiệu quả như: DOBIO AZ, DOBIO RN, DOBIO CLEAN, DOBIO NITRO, CHẾ PHẨM EM GỐC giúp đem lại hiệu quả trong nuôi tôm. Mà không làm sốc tôm như việc sử dụng hoá chất để quản lý.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA
ĐC: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội
ĐT: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21
Website: www.dopa.vn - www.dobio.vn
Chat Facebook với chúng tôi ngay: m.me/thuysandopa
MUA HÀNG TRÊN SHOPEE CỦA CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI NHÀ TẠI ĐÂY
Gian hàng 1: https://shopee.vn/dopa.vn
Gian hàng 2: https://shopee.vn/dobio.vn
ĐỂ TÌM HIỂU THÊM SẢN PHẨM BÀ CON CŨNG CÓ THỂ CHAT VỚI CHÚNG TÔI QUA:
Tin tức liên quan
🔴 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI CÁC HỒ CÂU
🔴 KHẮC PHỤC BỆNH MỀM VỎ Ở TÔM
🔴 BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ẾCH VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH
🔴 CÁC BƯỚC XỬ LÝ CHO AO NUÔI CÁ BỊ THIẾU OXY
XỬ LÝ CÁ TRONG AO NUÔI BỊ STRESS
Xử lý môi trường nước ao nuôi thủy sản hiệu quả bằng chế phẩm men vi sinh
Một số yếu tố và giải pháp cho quá trình lột xác ở tôm.
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH NẤM THỦY MI
🔴7 VẤN ĐỀ LƯU Ý ĐỂ XỬ LÝ ĐÁY AO HỒ NUÔI TÔM HIỆU QUẢ CAO TIẾT KIỆM CHI PHÍ I DOPA.VN
Sử Dụng Men Tiêu Hóa Cho Thuỷ Sản Cá, Tôm, Ếch, Ốc Nhồi Bưu Đen, BaBa Đúng Cách
Nano Bạc Đồng Là Gì? Mua Nano Bạc Đồng Ở Đâu?
CHẾ PHẨM EM GỐC LÀ GÌ? MUA BÁN CHẾ PHẨM EM GỐC Ở ĐÂU UY TÍN TỐT NHẤT?
CHẾ PHẨM EM GỐC LÀ GÌ ? TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM MEN SINH HỌC EM GỐC ?
Giới Thiệu Chế Phẩm Sinh Học EM Gốc EM1 Cho Cá Tôm Thủy Sản
Cách Pha Ủ Chế Phẩm Sinh Học Vi Sinh EM2 Từ Chế Phẩm EM1, EM Gốc
Lắp Đặt Máy Sục Khí Lũi Chân Vịt Tạo Oxy, Dòng Chảy Cho Ao Hồ Cá Tôm
Bệnh Trùng Mỏ Neo, Phòng Trị Bệnh Trùng Mỏ Neo Trên Cá Nuôi Cá Cảnh
Chế Phẩm Sinh Học, Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Nuôi Thủy Sản Cá Tôm
Quản Lý Chất Lượng Nước Các Hồ Câu Tại Hà Nội
Bệnh Cá Trắm Cỏ, Các Bệnh Thường Gặp Và Biện Pháp Phòng Trị
Tổng Hợp Video Kỹ Thuật Chăn Nuôi, Phòng Trị Bệnh Cho Lợn (Heo)
Thông Báo Chuyển Văn Phòng Giao Dịch Của Dopa.vn
BỆNH TRÊN ẾCH VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN ẾCH
Biện Pháp Phòng Trị Một Số Bệnh Thường Gặp Cho Cá Nuôi Lồng
Khung Lịch Thời Vụ Thả Tôm Giống Nước Lợ Năm 2016
Bệnh Trên Cá Nước Ngọt, Bệnh Đốm Đỏ Đường Ruột Trên Cá Nước Ngọt
Bệnh Cá, Các Bệnh Thường Gặp Trên Cá Nước Ngọt Và Biện Pháp Phòng Trị
2 Nguyên nhân chính cá nổi đầu và biện pháp phòng trừ
Phòng Và Trị Bệnh Kênh Mang ở Cá Chép
HCG, THUỐC HCG, VÀ VẤN ĐỀ KÍCH THÍCH SINH SẢN CHO CÁ, ẾCH, THỦY SẢN
Bệnh Thường Gặp Ở Ếch Và Cách Phòng Trị
Sục khí đáy trong nuôi tôm - Hoạt động không thể bỏ qua
Sử Dụng Mật Rỉ Đường Để Kiểm Soát Nitơ Vô Cơ (ammonia, nitrit) Và pH Trong ao Nuôi Thủy Sản
Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Lươn Đồng
Nghiên cứu về oxy hòa tan trong nuôi trồng thủy sản
Một Số Vấn đề Về Chế Phẩm Vi Sinh Trong ứng Dụng Thực Tiễn