Hổ trợ trực tuyến

Văn Phòng Dopa.vn - 024 63 259 389

Văn Phòng Dopa.vn - 024 63 259 389

Hotline -  094 568 1121

Hotline - 094 568 1121

Zalo Của Chúng Tôi - 094 568 1121

Zalo Của Chúng Tôi - 094 568 1121

Kinh Doanh Online - 094 568 11 21

Kinh Doanh Online - 094 568 11 21

Kinh Doanh 1 - 097 7 710 403

Kinh Doanh 1 - 097 7 710 403

Kinh Doanh 2 - 094 568 1121

Kinh Doanh 2 - 094 568 1121

Kỹ Thuật - 097 568 11 21

Kỹ Thuật - 097 568 11 21

Fanpage Facebook

Kỹ Thuật Mới

Đối Tác

Liên kết website

Thống kê

  • Đang online 0
  • Hôm nay 0
  • Hôm qua 0
  • Trong tuần 0
  • Trong tháng 0
  • Tổng cộng 0

🔴PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM THỦY MI Ở CÁ

Thời tiết thay đổi thất thường, đang nắng nóng chuyển sang mưa rào, nhiệt độ đang cao chuyển xuống thấp là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển trên cá nuôi. Và điển hình là bệnh nấm thủy mi đã gây thiệt hại không nhỏ cho nghề nuôi cá nước ngọt ở nước ta. Chính vì thế, bà con cần có các biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời để tránh gây thiệt hại lớn về kinh tế.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH CHO CÁ

  •  Bệnh do một số loài nấm thuộc các giống Achlya, Saprolegnia, Leptolegnia… gây ra. Đây là các nấm dạng sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp, cấu tạo sợi nấm đa bào nhưng không có các vách ngăn. Sợi nấm có chiều dài  3 - 5 mm, có phân nhánh và chia làm 2 phần, một phần gốc bám chắc vào cơ thể cá, phần ngọn tự do ngoài môi trường nước.

  • Nấm có khả năng sinh sản bằng nhiều hình thức khác nhau: Sinh sản dinh dưỡng bào tử, sinh sản vô tính bằng túi bào tử kín, sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. Bào tử nấm có tiên mao, có thể vận động trong nước nên khả năng lây lan bệnh rất cao.

PHÂN BỐ VÀ LAN TRUYỀN BỆNH

  • Bệnh nấm thuỷ mi xảy ra ở nhiều loài cá nước ngọt và trứng cá. Trong các loài cá nuôi phổ biến ở Việt Nam như cá chép, mè, trắm cỏ, trê, cá trôi và một số đối tượng nuôi đặc sản khác như baba, ếch…đều có thể nhiễm nấm thuỷ mi.

  • Nấm thuỷ mi còn ký sinh gây chết trứng của các loài cá nước ngọt, đặc biệt là trứng cá chép. Nấm thường phát triển đầu tiên ở các trứng bị ung, sau lây lan nhanh sang các trứng khoẻ và gây chết hàng loạt.

  • Bệnh nấm thuỷ mi thường phát triển vào mùa có nhiệt độ thấp, thích hợp ở nhiệt độ nước từ 18-25 độ C, vào mùa đông, mùa xuân, mùa thu ở miền Bắc.

DẤU HIỆU BỆNH LÝ

Bệnh nhẹ rất khó phát hiện bằng mắt thường, khi phát hiện được bằng mắt thường thì bệnh đã nặng.

  • Đầu tiên trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông, 1 đầu sợi nấm bám vào da của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước. Cá bị bệnh có hiện tượng bơi lội hỗn loạn, không bình thường, do kích thích ngứa ngáy, thích cọ sát vào các vật thể trong nước, làm tróc vẩy, trầy da tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh xâm nhập làm cá bị bệnh nặng hơn.
  • Trứng cá bị nấm thuỷ mi giống như hoa gạo, trứng cá bị nhiễm nấm thường chết (ung), với nhân trứng chuyển sang màu trắng đục. Nếu không có tác động kịp thời có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ cá bột, hoặc đôi khi phải xả bỏ hoàn toàn.

BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH NẤM THỦY MI CHO CÁ

  • Cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi bằng cách vét bùn, tạt vôi diệt tạp từ 7 – 10kg/100m2 diện tích ao nuôi.
  • Chọn công thức nuôi cho phù hợp, không nuôi với mật độ quá dày trong khi môi trường nước không tốt.
  • Cá giống trước khi thả cần được tắm qua nước muối với liều lượng 2 – 4g muối/lít nước.
  • Thức ăn của cá phải đảm bảo chất dinh dưỡng đầy đủ. Ngoài ra, còn phải tuân thủ 4 định bao gồm: Định lượng, định chất, định thời gian, định địa điểm.
  • Định kỳ khử trùng nguồn nước bằng BKC hoặc IODINEFBK, THUỐC TÍM, VẠN TIÊU LINH.
  • Treo túi vôi 2 – 4kg/túi quanh chỗ cho cá ăn.
  • Định kỳ bổ sung VITAMIN C bằng cách trộn vào thức ăn cho cá ăn.
  • Định kỳ sử dụng men vi sinh để xử lý nước, phân hủy mùn bã hữu cơ: DOBIO NITRODOBIO AZBZT.....
  • Thường xuyên theo dõi màu nước ao nuôi và kiểm tra khả năng phản xạ cũng như bắt mồi của cá.

BIỆN PHÁP TRỊ BỆNH KHI CÁ ĐÃ BỊ NẤM THỦY MI

 Nếu cá nuôi mắc phải bệnh nấm thủy mi thì bà con cần phải có biện pháp xử lý như sau:

  • Bước 1: Sử dụng hóa chất ANIRAT pha loãng với nước tạt đều xuống ao với liều lượng 1 lít cho khoảng 3.000m3.
  • Bước 2: Trộn kháng sinh DOFI, NORLOX, AMCOCIP cho cá ăn phòng ghép bệnh kế phát.
  • Bước 3: Bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng cho cá.

Sau quá trình điều trị, nên bổ sung DR.SOR bổ gan, giải độc gan cho cá. Cùng với đó sử dụng vi sinh YUCCA ZEO để cải thiện chất lượng nước, ổn định màu nước cho ao nuôi.

Lựa chọn Thủy sản Dopa, bà con sẽ có được sản phẩm chất lượng tốt với giá cả phải chăng và nhận được hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ chuyên viên tư vấn. Bà con có thể liên hệ hotline, đến trực tiếp địa chỉ hay đặt hàng trên website bán hàng của công ty đều được, rất tiện lợi.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM  MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA

ĐC: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21  

Website: www.dopa.vn - www.dobio.vn 

Chat Facebook với chúng tôi ngay: m.me/thuysandopa

MUA HÀNG TRÊN SHOPEE CỦA CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI NHÀ TẠI ĐÂY 

Gian hàng 1: https://shopee.vn/dopa.vn

Gian hàng 2: https://shopee.vn/dobio.vn

ĐỂ TÌM HIỂU THÊM SẢN PHẨM BÀ CON CŨNG CÓ THỂ CHAT VỚI CHÚNG TÔI QUA: 

ZALO BẤM TẠI ĐÂY: bit.ly/visinhdobio

 

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (5.0 / 1 đánh giá)

Tin tức liên quan

Top

   (0)