Danh mục sản phẩm
THUỐC CHO ẾCH
Hổ trợ trực tuyến

Văn Phòng Dopa.vn - 024 63 259 389

Hotline - 094 568 1121

Zalo Của Chúng Tôi - 094 568 1121

Kinh Doanh Online - 094 568 11 21

Kinh Doanh 1 - 097 7 710 403

Kinh Doanh 2 - 094 568 1121

Kỹ Thuật - 097 568 11 21
Fanpage Facebook
Kỹ Thuật Mới
Liên kết website
Thống kê
- Đang online 0
- Hôm nay 0
- Hôm qua 0
- Trong tuần 0
- Trong tháng 0
- Tổng cộng 0
🔴TỔNG HỢP CÁC HÌNH THỨC TRỊ BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NUÔI
HÌNH THỨC CHO CÁ ĂN THUỐC
Đây là hình thức đem thuốc trộn vào trong thức ăn, sau đó cho chất dính: DẦU GAN MỰC, DOPA FISH, DỊCH THỦY PHÂN TÔM vào chế thành hỗn hợp đóng thành viên. Vì chất kết dính bao bên ngoài viên thức ăn để hạn chế thuốc hóa chất bị mất đi do hòa tan trong môi trường nước nuôi đồng thời tạo mùi kích thích cá bắt mồi. Nếu có sử dụng thức ăn nấu thì phải để thức ăn nguội mới trộn thuốc, vitamin vào. Đây là phương pháp phổ biến thường dùng trong nuôi trồng thủy sản. Với mục đích để trị các bệnh do vi khuẩn, kí sinh trùng. Hoặc để bổ sung dinh dưỡng cho thủy sản nuôi thì trộn Vitamin C, khoáng chất vào thức ăn.
-
Ưu điểm: lượng thuốc sử dụng ít, ít nhiễm bẩn ao.
-
Nhược điểm: hình thức này thường kém hiệu quả đối với một số bệnh vì khi động vật thủy sản nuôi đang bị bệnh thì khả năng hoạt động sẽ kém, do đó hoạt động bắt mồi thường kém đôi khi bỏ ăn nên kết quả điều trị thường không cao.
Hình ảnh động vật thủy sản
HÌNH THỨC CHO THUỐC TRỰC TIẾP XUỐNG AO
Là hình thức ngâm động vật thủy sản nuôi trong dung dịch thuốc với nồng độ thấp trong thời gian dài. Sau khi hoà tan thuốc, hoá chất, pha loãng đến mức độ thích hợp mới tạt đều vào toàn bộ diện tích nuôi (thường áp dụng trong các thiết bị nuôi có diện tích lớn). Phương pháp này có hiệu quả khi điều trị các bệnh bên ngoài cơ thể động vật thủy sản nuôi. Khi sử dụng phương pháp này phải tính chính xác khối lượng nước trong ao, bể mới có tác dụng. Để giảm lượng hóa chất sử dụng cần hạ thấp mực nước trong ao đầm nuôi. Đồng thời cũng phải chuẩn bị một lượng nước sạch để chủ động cấp vào ao nuôi phòng khi có sự cố xảy ra.
- Ưu điểm: đạt kết quả cao, tỉ lệ sống cao hơn phương pháp tắm, không đòi hỏi nhiều nhân công.
- Nhược điểm: tốn kém do lượng thuốc sử dụng nhiều. Đặc biệt cần lưu ý liều lượng sử dụng vì có một số thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tảo trong hệ thống nuôi. Dẫn đến việc gây biến động các yếu tố môi trường nước, dễ gây sốc cho động vật thủy sản nuôi trong ao, hồ.
HÌNH THỨC TẮM THUỐC CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NUÔI
Là hình thức ngâm thuốc trong thời gian ngắn. Phương pháp này thường áp dụng trong trại giống hoặc môi trường nuôi có diện tích nhỏ. Hay có thể đem thủy sản vào dụng cụ chứa có thể tích nhỏ, tiến hành ngâm thuốc trong thời gian ngắn để sát khuẩn, tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài thân thể cá.
- Ưu điểm: lượng thuốc dùng ít do làm trong thể tích nhỏ, nên pha được nồng độ thuốc chính xác, không ảnh hưởng lớn đến các yếu tố môi trường nước trong ao, bể nuôi.
- Nhược điểm: khi sử dụng phải chú ý nồng độ thuốc, thời gian, nhiệt độ nước. Trong quá trình tắm nên theo dõi hoạt động của thủy sản để có hướng xử lý kịp thời. Bởi vì thuốc dùng tắm cho thủy sản với nồng độ tương đối cao.
HÌNH THỨC TREO THUỐC TRONG KHU NUÔI ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
Là phương pháp cục bộ, đem thuốc bỏ trong bao vải tự chế hoặc bao lọc trà treo ở nơi cho ăn hoặc nơi lấy nước vào, hình thành một khu vực dung dịch thuốc. Khi thủy sản nuôi tiến vào khu vực đó thì thân thể chúng sẽ có cơ hội được khử trùng, cách làm này có hiệu quả phòng bệnh nhất định. Nồng độ thuốc của phương pháp này không quá lớn, nên sẽ không ảnh hưởng nhiều. Bởi vì lượng và loại thuốc này dùng để dự phòng, thông thường sẽ không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo trong ao nuôi.
HÌNH THỨC TIÊM THUỐC CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NUÔI
Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào xoang bụng hoặc cơ của động vật thuỷ sản nuôi. Phương pháp này liều lượng chính xác, thuốc hấp thu dễ nên tác dụng nhanh. Hiệu quả trị liệu đem lại kết quả cao. Nhưng lại rất phiền phức vì phải bắt từng con. Thường chỉ dùng biện pháp tiêm để chữa bệnh cho cá bố mẹ hay tiêm vacxin cho cá hoặc những lúc cá bị bệnh nặng mà số lượng cá bị bệnh nặng không nhiều hay một số giống loài động vật thuỷ sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.
HÌNH THỨC BÔI THUỐC CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NUÔI
Sử dụng một số thuốc sẵn có mà con người thường dùng. Sau đó bôi trực tiếp vào bộ phận bị bệnh trên cơ thể thủy sản. Đối với loại tình huống này bạn nên xử lý riêng lẻ từng con. Phương pháp này có thể dùng lúc đánh bắt cá bố mẹ để kiểm tra hay cho đẻ nhân tạo hoặc phòng trị bệnh lở loét nhiễm trùng cho baba. Ưu điểm tốn ít thuốc, độ an toàn lớn, thuận lợi và ít ảnh hưởng đến động vật thuỷ sản.
Hiện nay, thuốc và hóa chất dùng để trị bệnh cho thủy sản vô cùng phong phú, đa dạng. Vì vậy, khi sử dụng cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian và đúng cách, nhằm đạt kết quả tốt nhất.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA
ĐC: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội
ĐT: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21
Website: www.dopa.vn - www.dobio.vn
Chat Facebook với chúng tôi ngay: m.me/thuysandopa
MUA HÀNG TRÊN SHOPEE CỦA CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI NHÀ TẠI ĐÂY
Gian hàng 1: https://shopee.vn/dopa.vn
Gian hàng 2: https://shopee.vn/dobio.vn
ĐỂ TÌM HIỂU THÊM SẢN PHẨM BÀ CON CŨNG CÓ THỂ CHAT VỚI CHÚNG TÔI QUA:
ZALO BẤM TẠI ĐÂY: bit.ly/visinhdobio
Tags: hinh thuc tri benh cho dong vat thuy sản hinh thuc tri benh cho tom honh thuc tri benh cho ca tong hop cac hinh thuc tri benh cho dong vat thuy san nuoi tri bẹnh cho thuy sản bang nhung hinh thuc nao
Tin tức liên quan
Máy guồng nước DOPA - Đối tác tin cậy cho ao hồ nuôi tôm cá?
Cách chọn ếch bố mẹ và kích thích ếch sinh sản?
Trải nghiệm của anh Tuấn Thái Bình khi sử dụng sản phẩm đặc biệt, cá nhà anh đang bị xuất huyết nặng?
PHÒNG TRÁNH BỆNH TẬT CHO CÁ BẰNG CÁCH CHO ĂN ĐÚNG KỸ THUẬT
Chia Sẻ Của Anh Hoàn Phú Xuyên Hà Nội Nuôi Cá Trắm Cỏ Chết không Rõ Nguyên Nhân
Bí quyết trồng bưởi da xanh thu tiền tỷ?
Kỹ thuật nuôi cá chình cho năng suất cao?
NGUYÊN NHÂN NƯỚC AO NUÔI TÔM CÁ BỊ HÔI THỐI ?
Kỹ THUẬT VÀ KINH NGHIÊM NUÔI CÁ CHIM TRẮNG
Đầu năm nói chuyện con tôm
Cách xử lý nước ao nuôi cá phổ biến hiện nay
CÁCH XỬ LÝ BÒ GẠO TRONG AO ƯƠNG CÁ BỘT HIỆU QUẢ
Ủ PHÂN HỮU CƠ VI SINH CHO CÂY TRỒNG
SẼ RA SAO KHI DÙNG MẬT RỈ ĐƯỜNG Ủ PHÂN VI SINH?
Lưu Ý Khi Dùng Dopakil
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM CHẾ PHẨM EM CHUỐI CỰC KỲ ĐƠN GIẢN
NƯỚC AO NUÔI BỊ ĐỤC, Ô NHIỄM, HÔI THỐI GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHƯ NÀO?
THỜI TIẾT MIỀN BẮC CHUẨN BỊ THAY ĐỔI VÀO MÙA RÉT BÀ CON CẦN PHÒNG BÊNH CHO CÁ NHƯ NÀO?
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH CHO CÁ TẦM BÀ CON CẦN BIẾT?
TẠI SAO EMG Ủ VỚI PHÂN ĐẬU TƯƠNG BÓN CÂY LẠI MANG ĐẾN HIỆU QUẢ CAO?
CÁCH TẠO MÀU LÊN MÀU SẮC CHO CÁ CẢNH, CÁ KOI, CÁ LA HÁN,... BẠN CẦN BIẾT
TẠI SAO PHẢI DÙNG THUỐC KHÁNG SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN?
CÁCH DIỆT KHUẨN NƯỚC AO HIỆU QUẢ CHO BÀ CON NÔNG DÂN CẦN BIẾT
CÁCH KHẮC PHỤC VÀ ĐIỀU TRỊ MÒN VỎ, SƯNG VÒI TRÊN ỐC NHỒI, ỐC BƯƠU ĐEN
CÁCH KHẮC PHỤC VÀ ĐIỀU TRỊ KÝ SINH TRÙNG TRÊN ỐC NHỒI, ỐC BƯƠU ĐEN
🔴Phòng và điều trị bệnh phân trắng trên tôm
🔴Xi phông đáy ao kết hợp xử dụng sản phẩm vi sinh trong nuôi tôm công nghệ hiện đại có vai trò thế nào?
🔴Điều trị bệnh lươn bị xuất huyết
XỬ LÝ PHÈN BĂNG VI SINH DOBIO SUN
Biện pháp phòng bệnh cho cá rô phi trong mùa hè nắng nóng
🔴DIỆT LOĂNG QUOĂNG LÀ VÔ CÙNG CẦN THIẾT VỚI BỂ CÁ KOI
🔴CÁCH LÀM TÔM CỨNG VỎ SAU KHI LỘT VỎ TRONG 1 KHOẢNG THỜI GIAN NGẮN GIÚP TÔM MAU PHÁT TRIỂN, TĂNG KÍCH CỠ VÀ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
🔴CÁCH SỬ DỤNG EM-GỐC ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
🔴KỸ THUẬT NUÔI CÁ GIỐNG KHI THỜI TIẾT CHUYỂN SANG MÙA ĐÔNG
KHỬ TRÙNG, DIỆT KHUẨN AO NUÔI CÁ LÀ VIỆC CẦN THIẾT? HƯỚNG DẪN BÀ CÒN DIỆT KHUẨN AO NUÔI VỚI IODINE DOBIO
🔴PHÒNG NGỪA BỆNH CHO THỦY SẢN LÀ VÔ CÙNG CẦN THIẾT