Danh mục sản phẩm
THUỐC CHO ẾCH
Hổ trợ trực tuyến

Văn Phòng Dopa.vn - 024 63 259 389

Hotline - 094 568 1121

Zalo Của Chúng Tôi - 094 568 1121

Kinh Doanh Online - 094 568 11 21

Kinh Doanh 1 - 097 7 710 403

Kinh Doanh 2 - 094 568 1121

Kỹ Thuật - 097 568 11 21
Fanpage Facebook
Kỹ Thuật Mới
Liên kết website
Thống kê
- Đang online 0
- Hôm nay 0
- Hôm qua 0
- Trong tuần 0
- Trong tháng 0
- Tổng cộng 0
🔴 BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ẾCH VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH
Những nguyên nhân làm ếch bị bệnh: thời tiết thay đổi, mật độ nuôi quá dày, chuẩn bị hồ nuôi không tốt, không diệt khuẩn, không vệ sinh hồ, chất lượng nước không thích hợp, không thường xuyên thay nước, thay nước không đúng kỹ thuật, vị trí nuôi ếch không thích hợp, thức ăn không tươi, không đủ dinh dưỡng, cách cho ăn không đúng và cho ăn quá nhiều, …
Các loại bệnh thường gặp trên ếch
1. Bệnh đỏ chân trên ếch
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra, ếch hay mắc bệnh vào mùa mưa.
- Hiện tượng: Ếch di chuyển chậm chạp, ăn ít đi, có những nốt chấm đỏ trên chân và vùng da dưới bụng, chấm đỏ khắp mình, chân bị sưng, gốc đùi có màu đỏ. Khi mổ bụng sẽ thấy tình trạng chảy máu trong và có nước trong ổ bụng, gan bị bầm và đọng máu.
- Cách điều trị:
- Trước hết phải thay nước trong hồ ngay khi hết mưa và sử dụng FBK, IODINE với tỷ lệ 20cc/hồ (3 x 4 m), sâu 5 – 7 cm (hoặc dùng TOLAMIN với liều hướng dẫn). Lấy thuốc hòa 5 lít nước tạt khắp hồ vào buổi sáng, ngâm để diệt khuẩn nước trong hồ, ngày hôm sau thay nước, lấy nước mới vào 50%.
- Đối với nòng nọc và ếch con: Dùng AMOX50 hoặc ENFA liều dùng 5g/1kg thức ăn trộn đều, ướp với VITAPLEX tỷ lệ 10g/1kg thức ăn, cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.
- Đối với ếch từ 45 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi: Dùng C.F.D với tỉ lệ 5g/1kg thức ăn, trộn đều (hoặc dùng M1 với liều hướng dẫn) và ướp với DOPA FROG 10g/1kg thức ăn, hong gió cho khô rồi cho ếch ăn, cho ăn 5 – 7 ngày liên tục.
- Đối với ếch trên 3 tháng tuổi: Sử dụng C.F.D với tỉ lệ 10g /1kg thức ăn (hoặc dùng M1 với liều hướng dẫn), trộn đều với thức ăn và ướp với DOPA FROG 10g/1kg thức ăn hong gió cho khô rồi mang cho ếch ăn, cho ăn 5 – 7 ngày liên tục.
2. Bệnh do nhiễm khuẩn, bệnh lở loét (bệnh ghẻ) trên ếch
- Nguyên nhân: Do nước dơ bẩn sinh ra vi khuẩn gây bệnh.
- Hiện tượng: Ếch ốm yếu, da bị lở loét, mầm bệnh lây lan từ con này qua con khác, ếch hoảng sợ phóng nhảy gây ra vết thương. Trên mình ếch xuất hiện các vết lở loét, ếch có hiện tượng đau nhức, biếng ăn, dẫn đến kiệt sức và chết.
- Cách điều trị:
Trường hợp tắm cho ếch:
- Đối với ếch trưởng thành: Cách ly ếch bị bệnh riêng, lấy FBK 3 – 5 ml (hoặc TOLAMIN theo liều hướng dẫn) hoà với 10 lít nước rồi cho ếch bị ghẻ ngâm khoảng 3 – 5 phút, sau đó vớt ếch ra thả lại xuống hồ. Dùng Gentacine với liều hướng dẫn trộn đều với thức ăn và cho ếch ăn liện tục từ 5 – 7 ngày.
- Đối với ếch con: Dùng FBK theo tỉ lệ 10cc hòa tan với 20 lít nước tắm cho ếch 1 – 2 phút, ngày một lần vào buổi sáng hoặc chiều mát, sử dụng liên tục đến khi vết thương lành.
Trường hợp cho ăn:
- Đối với ếch từ 45 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi: Dùng RIFATO hoặc DOFI, AMCOCIP… với tỉ lệ 5g/1kg thức ăn hoặc dùng Gentacine, trộn đều và ướp với DOPA FROG 10g/1kg thức ăn, hong gió cho khô rồi cho ếch ăn, cho ăn liên tục từ 5- 7 ngày. Để phục hồi sức khỏe nhanh, nên dùng VITAPLEX 3 – 5g/1kg cho ăn liên tục đến khi khỏi bệnh.
3. Bệnh sình bụng, ăn không tiêu và viêm ruột
- Nguyên nhân: Ếch ăn quá nhiều thức ăn không tiêu hoặc thức ăn bị ôi thiu.
- Hiện tượng: Bụng ếch bị trương phình, ếch nằm yên một chỗ, một vài con có ruột và mỡ thoát ra ở lỗ hậu môn, ruột bị sưng và mỏng, bên trong có dịch trong lỏng lẫn với cặn thức ăn không tiêu và có mùi thối.
- Cách điều trị:
- Ngưng cho ăn trong 1 hay 2 ngày hoặc giảm lượng thức ăn xuống, làm vệ sinh chỗ ăn, hồ nuôi, tăng độ tươi sống của thức ăn.
- Đối với ếch từ 45 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi: Dùng AMOX50, ENFA, M1 hoặc AMCOCIP với tỉ lệ 5-10g/1kg thức ăn, trộn đều và ướp với DOPA FROG 10g/1kg thức ăn, hong gió cho khô rồi cho ếch ăn, cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.
- Đối với ếch trên 3 tháng tuổi: Sử dụng M1 hoặc AMCOCIP với tỉ lệ 10 – 15g/1kg thức ăn, trộn đều và ướp với DOPA FROG 10g/1kg thức ăn hong gió cho khô rồi cho ếch ăn, cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày. Để phục hồi sức khỏe nhanh, nên dùng VITAPLEX 3 – 5g/1kg cho ăn liên tục đến khi khỏi bệnh.
- Trong suốt quá trình nuôi nên bổ sung men vi sinh LACTYZYME giúp cân bằng và phát triển đường ruột ếch, dùng với tỷ lệ 1 - 2g/1kg thức ăn, sử dụng men vi sinh định kì để xử lý môi trường nước.
4. Một số hiện tượng bệnh mắt mù, cổ quẹo và quay cuồng trên ếch
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas. sp gây ra, do môi trường nước bị dơ hoặc nguồn gốc từ các loài chim cò.
- Hiện tượng: Mắt trắng, bị đục mù, viêm sưng vùng mắt, có mủ ở mí mắt, có hiện tượng về thần kinh, thường nằm ngửa bụng thể hiện tình trạng quay cuồng, cổ quẹo. Nếu ếch mù một mắt sẽ có khả năng chữa khỏi, nếu 2 mắt ếch đều mù, cổ quẹo không ăn được hãy bắt ra ngay vì không thể chữa được nữa, ếch sẽ chết.
- Cách điều trị:
- Đối với ếch từ 45 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi: Dùng C.F.D, hoặc M1, RIFATO, AMCOCI, DOFI, NORLOX40…. để trị bệnh với tỉ lệ 5 – 10g/1kg thức ăn, trộn đều và bao bọc với DOPA FROG 10g/1kg thức ăn, hong gió cho khô rồi cho ếch ăn, cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.
- Đối với ếch trên 3 tháng tuổi: Dùng C.F.D hoặc M1, RIFATO, AMCOCI, DOFI, NORLOX40…. Để trị bệnh với tỉ lệ 10 – 55g/1kg thức ăn, trộn đều và bao bọc với DOPA FROG 10g/1kg thức ăn, hong gió cho khô rồi mang cho ếch ăn, cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày. Để phục hồi sức khỏe nhanh, nên dùng VITAPLEX 3 – 5g/1kg cho ăn liên tục đến khi khỏi bệnh.
- Cho thay nước ngay ngày đầu cho ăn M1, sử dụng FBK hoà tan với nước tạt khắp hồ hoặc TOLAMIN.
- Đối với người nuôi ếch mỗi lần vào hồ phải rửa tay chân kể cả dụng cụ cầm theo, sử dụng bằng FBK với tỉ lệ 10cc/10lít nước làm vệ sinh trước khi vào hồ để phòng bệnh lan truyền.
5. Bệnh giun sán trên ếch
- Nguyên nhân: Do các loại sán lá, sán sơ mít và giun đũa gây ra.
- Hiện tượng: Ếch chậm lớn, ăn yếu.
- Cách điều trị:
- Tẩy sán lãi bằng F.P.T 3 – 5g/1kg thức ăn, trộn với VITAPLEX 3 – 5g/1kg thức ăn, xấp nước trộn đều cho ếch ăn trong 3 ngày liền, sang ngày thứ tư thay nước, khi cho nước mới vào phải diệt khuẩn bằng FBK tỷ lệ 20cc/nền hồ 12m2, đem hòa với 10 lít nước tạt khắp hồ. Định kỳ 15 ngày tẩy giun cho ếch một lần.
6. Bệnh viêm gan, gan có mủ trên ếch
- Nguyên nhân: Ếch bị nhiễm khuẩn từ môi trường nước dơ hay các động vật gây bệnh trung gian.
- Hiện tượng: Ếch mắc bệnh thường bỏ ăn, ít hoạt động, gầy đi rất nhanh. Gan ếch sưng to, tái nhợt, có chấm vàng.
- Cách điều trị:
- Đối với ếch từ 45 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi: Dùng M1, C.F.D hoặc DOFI với tỉ lệ 5 – 10 g/1kg thức ăn, trộn đều và bao bọc với DOPA FROG 10g/1kg thức ăn, hong gió cho khô rồi cho ếch ăn, cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.
- Đối với ếch trên 3 tháng tuổi: Sử dụng GENTACINE, M1, C.F.D hoặc DOFI với tỉ lệ 10 – 15g/1kg thức ăn, trộn đều và bao bọc với DOPA FROG 10g/1kg thức ăn, hong gió cho khô rồi mang cho ếch ăn, cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày. Để phục hồi sức khỏe nhanh, nên dùng VITAPLEX 3 – 5g/1kg cho ăn liên tục đến khi khỏi bệnh.
- Tiến hành thay nước hồ nuôi, diệt khuẩn bằng FBK hay TOLAMIN, kết hợp sử dụng vi sinh giảm khí độc trong hồ nuôi, giúp ếch khỏe hơn, tăng tác dụng của việc dùng thuốc điều trị bệnh.
Tùy tình trạng bệnh mà có thể điều chỉnh liều dùng của thuốc điều trị, có thể sử dụng C.F.D hoặc M1, GENTACINE, RIFATO, DOFI, NORLOX40…. điều trị các bệnh về gan ở ếch.
Cách phòng bệnh cho ếch theo phương pháp đơn giản nhất
· Vệ sinh hồ nuôi, xử lý nguồn nước.
· Nguồn dinh dưỡng đảm bảo.
· Tách ếch bệnh ra khỏi ếch khỏe.
· Không sử dụng chung dụng cụ ếch bệnh với ếch khỏe.
· Ếch chết phải chôn hoặc đốt.
· Tránh gây stress cho ếch.
Tại Dopa.vn phân phối thuốc cho ếch, thuốc thủy sản, thuốc phòng trị bệnh cho ếch, men tiêu hóa cho ếch, dinh dưỡng cho ếch. Ngoài ra, Dopa.vn còn phân phối thuốc thủy sản, dụng cụ vật tư nuôi trồng thủy sản....
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ
TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA
ĐC: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội
ĐT: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21
Website: www.dopa.vn - www.dobio.vn - www.dobio.com.vn - www.thuysandopa.vn
Facebook: www.facebook.com/thuysandopa
MUA HÀNG TRÊN SHOPEE CỦA CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI NHÀ TẠI ĐÂY HOẶC TẠI ĐÂY HOẶC TẠI ĐÂY
Gian hàng 1: https://shopee.vn/dopa.vn
Gian hàng 2: https://shopee.vn/dobio.vn
Gian hàng 3: https://shopee.vn/dopa.com.vn
ĐỂ TÌM HIỂU THÊM SẢN PHẨM BÀ CON CŨNG CÓ THỂ CHAT VỚI CHÚNG TÔI QUA:
Tin tức liên quan
Dobio RN - Giải pháp xử lý đáy ao, tiết kiệm tiền bạc, nâng cao hiệu quả sản xuất
Cách nuôi ếch bố mẹ đạt hiệu quả cao
EMG là gì trong chăn nuôi, thủy sản, cây trồng?
Cách sản xuất EM tỏi, EM chuối từ chế phẩm EMG
Cách sản xuất EM2 từ EM gốc - Tự làm EM2 tại nhà đơn giản, hiệu quả
Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Ở Cá Sặc Rằn Thường Gặp
Tất cả những gì bạn cần biết về bệnh MBV ở tôm sú!
DOPA KILL - Sứ Mệnh Bảo Vệ Sức Khỏe Của Cá Bằng Cách Diệt Trùng Mỏ Neo Và Ký Sinh Trùng Khác Như giun đũa, giun móc, giun chỉ gây bệnh nội ký sinh...
PROTEIN C - PLUS: Đạm tiêu hóa và Vitamin C cho tôm, cá. Tăng trọng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian nuôi, và cải thiện chất lượng
Giải quyết Triệt Hạ Bệnh Đường Ruột ở Ốc Nhồi với DOPA SUPER FD
Chia sẻ của anh Minh khi dùng Siêu Men Cao Tỏi phòng trị bệnh đường ruột, phân trắng ở tôm
Khắc phục triệt hạ bất kỳ thách thức sức khỏe nào cho ếch của bạn với SUPER FROG
Chăm Sóc Cá Tầm - Cách Phòng Trị Bệnh Hiệu Quả
Con ếch bị phồng lớp da, bọng nước và phương pháp điều trị?
Tôm Cá nhà mình đang bị sưng gan, teo gan, hoại tử gan và biện pháp xử lý ra sao?
Cách phòng trị bệnh ốc bươu đen bị sưng vòi?
Mô hình mới nuôi cua đồng trong bể xi măng
Máy guồng nước DOPA - Đối tác tin cậy cho ao hồ nuôi tôm cá?
Cách chọn ếch bố mẹ và kích thích ếch sinh sản?
Trải nghiệm của anh Tuấn Thái Bình khi sử dụng sản phẩm đặc biệt, cá nhà anh đang bị xuất huyết nặng?
PHÒNG TRÁNH BỆNH TẬT CHO CÁ BẰNG CÁCH CHO ĂN ĐÚNG KỸ THUẬT
Chia Sẻ Của Anh Hoàn Phú Xuyên Hà Nội Nuôi Cá Trắm Cỏ Chết không Rõ Nguyên Nhân
Bí quyết trồng bưởi da xanh thu tiền tỷ?
Kỹ thuật nuôi cá chình cho năng suất cao?
NGUYÊN NHÂN NƯỚC AO NUÔI TÔM CÁ BỊ HÔI THỐI ?
Kỹ THUẬT VÀ KINH NGHIÊM NUÔI CÁ CHIM TRẮNG
Đầu năm nói chuyện con tôm
Cách xử lý nước ao nuôi cá phổ biến hiện nay
CÁCH XỬ LÝ BÒ GẠO TRONG AO ƯƠNG CÁ BỘT HIỆU QUẢ
Ủ PHÂN HỮU CƠ VI SINH CHO CÂY TRỒNG
SẼ RA SAO KHI DÙNG MẬT RỈ ĐƯỜNG Ủ PHÂN VI SINH?
Lưu Ý Khi Dùng Dopakil
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM CHẾ PHẨM EM CHUỐI CỰC KỲ ĐƠN GIẢN
NƯỚC AO NUÔI BỊ ĐỤC, Ô NHIỄM, HÔI THỐI GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHƯ NÀO?
THỜI TIẾT MIỀN BẮC CHUẨN BỊ THAY ĐỔI VÀO MÙA RÉT BÀ CON CẦN PHÒNG BÊNH CHO CÁ NHƯ NÀO?
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH CHO CÁ TẦM BÀ CON CẦN BIẾT?