Danh mục sản phẩm
THUỐC CHO ẾCH
Hổ trợ trực tuyến

Văn Phòng Dopa.vn - 024 63 259 389

Hotline - 094 568 1121

Zalo Của Chúng Tôi - 094 568 1121

Kinh Doanh Online - 094 568 11 21

Kinh Doanh 1 - 097 7 710 403

Kinh Doanh 2 - 094 568 1121

Kỹ Thuật - 097 568 11 21
Fanpage Facebook
Kỹ Thuật Mới
Liên kết website
Thống kê
- Đang online 0
- Hôm nay 0
- Hôm qua 0
- Trong tuần 0
- Trong tháng 0
- Tổng cộng 0
Khung Lịch Thời Vụ Thả Tôm Giống Nước Lợ Năm 2016
Ngày 11/12/2015, Tổng cục Thủy sản ban hành Công văn số 3497/TCTS-NTTS thực hiện khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2016. Khung lịch thời vụ này được thực hiện dựa vào đặc điểm sinh thái từng vùng nuôi tôm trên toàn quốc, nhằm hạn chế tác động ảnh hưởng của El Nino và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh để đảm bảo kế hoạch tôm nước lợ năm 2016. Theo đó, mùa vụ thả tôm nước lợ năm 2016 được thực hiện như sau:
Thời vụ thả tôm giống, tôm thẻ chân trắng, tôm sú năm 2016
Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên - Huế
Tôm sú:
- Nuôi thâm canh - bán thâm canh: Thả giống từ tháng 3 - 6/2016.
- Quảng canh - quảng canh cải tiến: Trong điều kiện hạ tầng kỹ thuật và môi trường thuận lợi có thể thả quanh năm. Tuy nhiên, cần lưu ý từ tháng 11/2015 đến tháng 1/2016 khi nhiệt độ xuống thấp dưới 200C không thả giống.
Tôm thẻ chân trắng:
- Nuôi tôm trên cát (lót bạt): Thả giống từ cuối tháng 2 - 9/2016. Lưu ý: tháng 6 và 7/2016, nắng nóng ở một số tỉnh nhiệt độ có thể > 340C không thả giống. Các cơ sở có đủ điều kiện khắc phục có thể thả nuôi.
- Nuôi tôm ao đất: Thả từ đầu tháng 3 - 7/2016 (tránh mưa, bão).
Nuôi tôm vụ thu - đông:
Thả giống từ tháng 9 đến hết tháng 11/2016 (áp dụng đối với vùng nuôi có hạ tầng kỹ thuật và môi trường nước phù hợp).
Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên
Tôm sú:
- Nuôi thâm canh - bán thâm canh: Thả giống từ cuối tháng 1 - 6/2016 (thu hoạch sớm tránh mưa, bão vào các tháng cuối năm).
- Nuôi quảng canh - quảng canh cải tiến: Thả giống từ tháng 2 đến hết tháng 9/2016 theo phương thức thu tỉa thả bù, cách 1 - 1,5 tháng thả bù một lần.
Tôm thẻ chân trắng:
- Nuôi trên cát (lót bạt): Thả giống từ tháng 1 - 9/2016 (một số địa phương có ao nuôi đảm bảo điều kiện hạ tầng kỹ thuật và môi trường nước phù hợp có thể thả giống quanh năm.
- Nuôi vùng triều (ao đất): Thả giống từ tháng 1 - 9/2016.
Các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận
Tôm sú:
- Nuôi thâm canh - bán thâm canh: Thả giống từ tháng 3 - 7/2016.
- Nuôi quảng canh - quảng canh cải tiến: Thả giống từ tháng 1 - 8/2016.
Tôm thẻ chân trắng:
Thả giống từ tháng 2 đến hết tháng 9/2016 (một số địa phương như Ninh Thuận, Bình Thuận có thể nuôi đến tháng 12).
Các tỉnh Đông Nam bộ (Bao gồm: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh)
Tôm sú:
- Nuôi thâm canh - bán thâm canh: Thả giống từ tháng 2 - 7/2016.
- Nuôi quảng canh - quảng canh cải tiến: Từ tháng 2 đến đầu tháng 8/2016, theo hình thức thu tỉa thả bù, cách 1 - 1,5 tháng thả bù một lần.
- Nuôi quảng canh kết hợp tôm sú với cua, cá/tôm rừng: Thả giống từ tháng 12/2015 đến tháng 8/2016. Nuôi theo hình thức thu tỉa thả bù, cách 1 - 1,5 tháng thả bù một lần.
Tôm thẻ chân trắng:
Thả từ tháng 2 đến đầu tháng 8/2016.
Các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL
Tôm sú:
- Nuôi thâm canh - bán thâm canh: Thả giống từ tháng 1 - 9 và từ tháng 11 - 12/2016. Lưu ý: Tháng 12 mới vào giai đoạn chuyển mùa và các tháng 3, 4, 5/2016 tại các địa phương có nắng, nóng, xâm nhập mặn không thả giống. Các cơ sở có đủ điều kiện điều tiết độ mặn, nhiệt độ có thể thả nuôi.
- Nuôi quảng canh cải tiến chuyên tôm: Thả giống từ tháng 2 - 10/2016. Một số vùng gần biển, nếu đảm bảo các yếu tố môi trường như độ mặn… trong khoảng thời gian tháng 11 và 12 có thể thả nuôi.
- Nuôi quảng canh kết hợp tôm sú với cua, cá/tôm rừng: Thả giống từ tháng 1 - 11/2016: Nuôi theo hình thức thu tỉa thả bù, thả giống rải vụ theo điều kiện của mỗi vùng nuôi, cách 1 - 1,5 tháng thả bù một lần.
- Nuôi luân canh tôm - lúa: Thả giống từ tháng 1 - 4/2016. Sau đó, thu hoạch và sạ lúa vào tháng 8 - 10. Các trường hợp nuôi theo phương thức thu tỉa thả bù sử dụng con giống cỡ lớn, nên cơ sở nuôi cần ương dưỡng giống trước 1 tháng.
Tôm thẻ chân trắng:
Thả giống từ tháng 12/2015 đến tháng 2/2016 và từ tháng 6 - 10/2016. Người nuôi cần chọn thời điểm thời tiết thích hợp để thả giống. Lưu ý: Tháng 12 bắt đầu giai đoạn chuyển mùa và các tháng 3, 4, 5/2016 tại các địa phương có nắng nóng, xâm nhập mặn không thả giống. Các cơ sở có đủ điều kiện điều tiết độ mặn, nhiệt độ có thể thả nuôi.
Tại dopa.vn có cung cấp thuốc thủy sản cho tôm, cá, men vi sinh xử lý nước, men tiêu hóa, thức ăn bổ sung cho cá tôm, dinh dưỡng sinh trưởng, thuốc phòng trừ bệnh cho cá tôm, dụng cụ máy móc như: máy thổi khí tạo oxy hòa tan, máy nén khí tạo oxy hòa tan, máy sục khí tạo oxy hòa tan, oxy viên. Ngoài ra dopa.vn còn cung cấp men vi sinh, thức ăn nguyên liệu, cho cá tôm, thủy sản và vật nuôi
TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA
ĐC: 37 Thạch Bàn - Phường Thạch Bàn - Long Biên - Hà Nội ( Bản Đồ Đến Dopa Tại Đây )
ĐT: 04 63 259 389 /09 7 7 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21
Mail: thuocthuysan86@gmail.com
Web: http://dopa.vn
https://www.facebook.com/thuysandopa
Tin tức liên quan
🔴QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI TÔM ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
🔴 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI CÁC HỒ CÂU
🔴 KHẮC PHỤC BỆNH MỀM VỎ Ở TÔM
🔴 BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ẾCH VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH
🔴 CÁC BƯỚC XỬ LÝ CHO AO NUÔI CÁ BỊ THIẾU OXY
XỬ LÝ CÁ TRONG AO NUÔI BỊ STRESS
Xử lý môi trường nước ao nuôi thủy sản hiệu quả bằng chế phẩm men vi sinh
Một số yếu tố và giải pháp cho quá trình lột xác ở tôm.
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH NẤM THỦY MI
🔴7 VẤN ĐỀ LƯU Ý ĐỂ XỬ LÝ ĐÁY AO HỒ NUÔI TÔM HIỆU QUẢ CAO TIẾT KIỆM CHI PHÍ I DOPA.VN
Sử Dụng Men Tiêu Hóa Cho Thuỷ Sản Cá, Tôm, Ếch, Ốc Nhồi Bưu Đen, BaBa Đúng Cách
Nano Bạc Đồng Là Gì? Mua Nano Bạc Đồng Ở Đâu?
CHẾ PHẨM EM GỐC LÀ GÌ? MUA BÁN CHẾ PHẨM EM GỐC Ở ĐÂU UY TÍN TỐT NHẤT?
CHẾ PHẨM EM GỐC LÀ GÌ ? TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM MEN SINH HỌC EM GỐC ?
Giới Thiệu Chế Phẩm Sinh Học EM Gốc EM1 Cho Cá Tôm Thủy Sản
Cách Pha Ủ Chế Phẩm Sinh Học Vi Sinh EM2 Từ Chế Phẩm EM1, EM Gốc
Lắp Đặt Máy Sục Khí Lũi Chân Vịt Tạo Oxy, Dòng Chảy Cho Ao Hồ Cá Tôm
Bệnh Trùng Mỏ Neo, Phòng Trị Bệnh Trùng Mỏ Neo Trên Cá Nuôi Cá Cảnh
Chế Phẩm Sinh Học, Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Nuôi Thủy Sản Cá Tôm
Quản Lý Chất Lượng Nước Các Hồ Câu Tại Hà Nội
Bệnh Cá Trắm Cỏ, Các Bệnh Thường Gặp Và Biện Pháp Phòng Trị
Tổng Hợp Video Kỹ Thuật Chăn Nuôi, Phòng Trị Bệnh Cho Lợn (Heo)
Thông Báo Chuyển Văn Phòng Giao Dịch Của Dopa.vn
BỆNH TRÊN ẾCH VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN ẾCH
Biện Pháp Phòng Trị Một Số Bệnh Thường Gặp Cho Cá Nuôi Lồng
Bệnh Trên Cá Nước Ngọt, Bệnh Đốm Đỏ Đường Ruột Trên Cá Nước Ngọt
Bệnh Cá, Các Bệnh Thường Gặp Trên Cá Nước Ngọt Và Biện Pháp Phòng Trị
2 Nguyên nhân chính cá nổi đầu và biện pháp phòng trừ
Phòng Và Trị Bệnh Kênh Mang ở Cá Chép
HCG, THUỐC HCG, VÀ VẤN ĐỀ KÍCH THÍCH SINH SẢN CHO CÁ, ẾCH, THỦY SẢN
Bệnh Thường Gặp Ở Ếch Và Cách Phòng Trị
Sục khí đáy trong nuôi tôm - Hoạt động không thể bỏ qua
Sử Dụng Mật Rỉ Đường Để Kiểm Soát Nitơ Vô Cơ (ammonia, nitrit) Và pH Trong ao Nuôi Thủy Sản
Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Lươn Đồng
Nghiên cứu về oxy hòa tan trong nuôi trồng thủy sản
Một Số Vấn đề Về Chế Phẩm Vi Sinh Trong ứng Dụng Thực Tiễn