Danh mục sản phẩm
THUỐC CHO ẾCH
Hổ trợ trực tuyến

Văn Phòng Dopa.vn - 024 63 259 389

Hotline - 094 568 1121

Zalo Của Chúng Tôi - 094 568 1121

Kinh Doanh Online - 094 568 11 21

Kinh Doanh 1 - 097 7 710 403

Kinh Doanh 2 - 094 568 1121

Kỹ Thuật - 097 568 11 21
Fanpage Facebook
Kỹ Thuật Mới
Liên kết website
Thống kê
- Đang online 0
- Hôm nay 0
- Hôm qua 0
- Trong tuần 0
- Trong tháng 0
- Tổng cộng 0
Cách Pha Ủ Chế Phẩm Sinh Học Vi Sinh EM2 Từ Chế Phẩm EM1, EM Gốc
Dopa.vn là địa chỉ cung cấp bảng giá phân phối mua bán chế phẩm sinh học, men vi sinh EM1, EM gốc, EM, mật mía, rỉ đường dùng để pha chế ra các chế phẩm sinh học, chế phẩm vi sinh như EM2, EM thứ cấp, EM5, EM tỏi… ứng dụng trong nông nghiệp, chăn nuôi nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Dopa.vn xin giới thiệu đến bà con cách pha ủ chế phẩm EM2 hay còn gọi là EM thứ cấp từ chế phẩm sinh học, vi sinh EM1 hay còn gọi là EM gốc, EM sơ cấp. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu những thành phần để tạo ra chế phẩm sinh học vi sinh EM2 từ EM gốc hay EM1
Dopa.vn địa chỉ cung cấp mua bán phân phối chế phẩm sinh học, vi sinh EM1 hay EM gốc, mật mía, rỉ đường dùng để pha ủ EM2
Vậy chế phẩm sinh học vi sinh EM gốc hay EM1 là gì?
Chế phẩm sinh học EM gốc hay EM1 là tên viết tắt của Effective Microorganisms, có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu, là tập hợp các loài vi sinh vật có ích khoảng 80 loài vi sinh vật bao gồm vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc, sống cộng sinh trong cùng môi trường, tạo ra một hệ thống vi sinh thái với nhau, chúng hỗ trợ lẫn nhau, cùng sinh trưởng và phát triển. Được phân lập từ tự nhiên hoàn toàn không độc với người, vật nuôi, môi trường góp phần khống chế dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản tạo nên các sản phẩm hữu cơ không kháng sinh, hóa chất…
EMINA là chế phẩm sinh học, vi sinh EM gốc hay EM1 dùng để pha ủ EM2
Dopa.vn là địa chỉ cung cấp EM1 uy tín chất lượng tốt nhất dùng để pha ủ chế phẩm EM2
Thành phần chính:
Streptomyces: 109 CFU/ml
Rhizobium: 109 CFU/ml
Lactic: 109 CFU/ml
Bacillus: 109 CFU/ml
Vi khuẩn quang hợp: 109 CFU/ml
Nấm men và xạ khuẩn: 109 CFU/ml
pH = 3.5÷4.0
Mật mía, rỉ đường là gì ?
Mật mía là chất lỏng dạng xyro tương tự như mật ong, là sản phẩm thu được từ cây mía, có màu vàng óng, vị thanh ngọt. Mật mía được sử dụng chủ yếu để làm nguyên liệu chế biến thực phẩm là sản phẩm tự nhiên an toàn với con người và vật nuôi.
Mật mía rỉ đường một nguyên liệu để nhân EM2 từ EM gốc hay EM1
Mật mía, rỉ đường mua, bán ở đâu ?
Bà con đang phân vân không biết mua mật mía rỉ đường ở đâu? địa chỉ nào bán mật mía rỉ đường nào uy tín chất lượng nhất thì Dopa.vn là một lựa chọn không thể bỏ qua. Chúng tôi là nhà cung cấp phân phối mật mía rỉ đường cùng với chế phẩm EM1 hay Em gốc uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam.
Dopa.vn là địa chỉ cung cấp mua bán mật mía rỉ đường uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam
Chế phẩm sinh học men vi sinh EM2 hay EM thứ cấp là gì?
EM2 là chế phẩm sinh học vi sinh được tạo ra từ việc ủ pha chế phẩm EM1 hay EM gốc cùng mật mía, rỉ đường với nước theo một định lượng ở một điều kiện nhất định sẽ được chế phẩm sinh học EM2.
Các Bước pha ủ chế phẩm sinh học EM2 từ EM Gốc hay EM1
Để sử dụng Chế phẩm EM1 mang lại hiệu quả và kinh tế cao bằng cách trước khi sử dụng phải ủ (hay hoạt hóa, sinh khối, nhân) chế phẩm EM1 thành dạng thứ cấp (EM2). Qua việc hoạt hóa (ủ) thành dạng EM2 giúp cho số lượng vi sinh vật nhiều, mạnh hơn nên mang lại hiệu quả cao và nhanh hơn.
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu theo tỉ lệ như sau:
+ 1 lít Chế phẩm EM1 hay EM gốc
+ 1 lít mật mía, rỉ đường tương đương 1.2 kg mật mía có thể thay thế bằng đường đỏ, bã mía, nước hoa quả…
+ 18 lít nước sạch
+ Dụng cụ khác: Can 20 lít có nắp đậy, can 1 lít để đong mật mía rỉ đường, chế phẩm sinh học EM1 hay EM gốc, phễu.
Các nguyên vật liệu cần thiết để pha ủ chế phẩm sinh học, men vi sinh EM2 từ EM1, EM gốc
- Bước 2: Lấy 18 lít nước sạch để qua một đêm để bay hơi bớt Clo và những chất độc có trong nước để không gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của vi sinh và được đựng trong can đã được rửa sạch.
- Bước 3: Đổ 1 lít chế phẩm sinh học EM1 hay EM gốc và 1 lít mật mía rỉ đường tương đương 1,2 kg vào 1 xô nước nhỏ và dùng que khuấy đã chuẩn bị khuấy đều đến khi EM1 và mật rỉ đường hòa tan hết.
Trộn đều chế phẩm EM1 hay EM gốc với mật mía rỉ đường trước khi cho vào can ủ EM2
- Bước 4: Đổ dung dịch EM1 và mật rỉ đường đã khuấy đổ vào can nước sạch đã chuẩn bị . Khuấy, lắc đều 1 lần nữa và đậy kín nắp ủ trong vòng từ 3 – 5 ngày rồi sử dụng. EM2 có mùi thơm, có 1 lớp men ở trên, độ pH<4
Rót hỗn hợp EM1, EM gốc với mật mía rỉ đường vào can chứa 18 lít nước sạch đã chuẩn bị trước đậy kín nắp can và ủ 5-7 ngày
Kết quả:
- Sau 3 – 5 ngày ủ chỉ 1 lít Chế phẩm EM1 + 1lít mật rỉ đường + 18 lít nước sạch và cách thực hiện đơn giản quý bà con sẽ có được 20 lít Chế phẩm EM2 thứ cấp với số lượng vi sinh vật nhiều và ổn định về mật số, hoạt động mạnh hơn nên đem lại hiêu quả cao, tiết kiệm chi phí hơn cho người sử dụng.
- Tác dụng và liều dùng chế phẩm sinh học EM2 thứ cấp đối với nuôi trồng thủy sản cá tôm:
- EM2 có thác dụng phân giải các chất hữu cơ thức ăn dư thừa, làm sạch môi trường nước ao nuôi, tăng mật độ vi sinh hữu ích khống chế vi sinh vật gây bệnh cho cá tôm từ đó khống chế dịch bệnh trong ao nuôi tôm cá.
- EM2 thứ cấp cải tạo nền đáy ao nuôi khi các vi sinh vật hữu ích hoạt động sẽ phân hủy thức ăn dư thừa, phân của tôm cá giúp cải tạo chất lượng đáy ao phòng tránh các hợp chất tích tụ đáy ao như NH3, H2S, NO2….
- Trong quá trình gây màu nước ao nuôi dùng 100 lít EM2 cho 5000m2 ao cho 1 lần, dùng 3 lần mỗi lần cách nhau 2-3 ngày.
- Trước khi thả giống cá tôm 2-3 ngày dùng 20 lít EM2 + 5kg cám gạo hoặc cám viên đã được ủ 3 ngày bón cho 3000-5000m3 nước ao nuôi.
- Trong suốt quá trình nuôi, định kỳ 7 ngày/lần dùng chế phẩm EM2 hòa tan nước tạt đều khắp ao nuôi theo liều lượng 20-30 lít EM2 cho 1000m3 nước để tăng lượng vi sinh vật hữu hiệu trong nước, khống chế dịch bệnh cá tôm, ổn định môi trường nước ao nuôi, kiểm soát sự phát triển của tảo.
- Khi nước ao bị thối liều dùng tăng gấp đôi 50-60 lít EM2 cho 1000m3 để cải tạo chất lượng nước ao nuôi.
Những điều lưu ý khi ủ Chế phẩm sinh học EM1, EM gốc thành Chế phẩm EM2 thứ cấp:
- Trong thời gian ủ và bảo quản nên để chế phẩm EM2 thứ cấp ở nhiệt độ phòng bình thường, đặt nơi khô ráo thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào trong thời gian dài.
- EM2 thứ cấp được sử dụng càng nhanh càng tốt thời gian bảo quả EM2 thứ cấp có thể kéo dài 3-6 tháng mà không làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Không nên nhân EM cấp 3 từ EM2 vì như vậy sẽ dễ bị tạp nhiễm, sự cân bằng vi sinh vật bị thay đổi và hiệu quả của sản phẩm sẽ bị giảm sút.
- Trong quá trình ủ, vi sinh ngày càng nhiều và hoạt động càng mạnh, thải khí CO2 nên sẽ có hiện tượng phình can. Lúc này bà con nên mở nhẹ lắp can để khí ga xả bớt ra ngoài tránh mạnh tay vì dễ gây tiếng nổ và vỡ can
Chế phẩm EM1 hay EM gốc, mật mía rỉ đường được Dopa.vn cung cấp phân phối trên toàn quốc là địa chỉ mua bán chế phẩm EM1 hay EM gốc, mật mía, rỉ đường uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Tại Các địa phương như: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Tây, Hà Nội, TP HCM. Quý bà con nông dân, trang trại, đại lý, quý khách hàng có nhu cầu mua chế phẩm sinh học, men vi sinh EM1 hay EM gốc tại các địa phương xin vui lòng liên hệ với thủy sản Dopa tại Miền Bắc ☎️ 094 568 1121 Tại Miền Nam ☎️ 097 568 1121. Tại Miền Trung ☎️ 094 568 1121
Video Cách Pha ủ Chế Phẩm Sinh Học Vi Sinh EM2 Từ Chế Phẩm Sinh Học EM1, EM Gốc
Mọi thông tin quý vị vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA
ĐC: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội
ĐT: 024 63 259 389 /09 7 7 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21
Mail: thuocthuysan86@gmail.com
Web: http://dopa.vn
https://www.facebook.com/thuysandopa
Tin tức liên quan
🔴QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI TÔM ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
🔴 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI CÁC HỒ CÂU
🔴 KHẮC PHỤC BỆNH MỀM VỎ Ở TÔM
🔴 BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ẾCH VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH
🔴 CÁC BƯỚC XỬ LÝ CHO AO NUÔI CÁ BỊ THIẾU OXY
XỬ LÝ CÁ TRONG AO NUÔI BỊ STRESS
Xử lý môi trường nước ao nuôi thủy sản hiệu quả bằng chế phẩm men vi sinh
Một số yếu tố và giải pháp cho quá trình lột xác ở tôm.
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH NẤM THỦY MI
🔴7 VẤN ĐỀ LƯU Ý ĐỂ XỬ LÝ ĐÁY AO HỒ NUÔI TÔM HIỆU QUẢ CAO TIẾT KIỆM CHI PHÍ I DOPA.VN
Sử Dụng Men Tiêu Hóa Cho Thuỷ Sản Cá, Tôm, Ếch, Ốc Nhồi Bưu Đen, BaBa Đúng Cách
Nano Bạc Đồng Là Gì? Mua Nano Bạc Đồng Ở Đâu?
CHẾ PHẨM EM GỐC LÀ GÌ? MUA BÁN CHẾ PHẨM EM GỐC Ở ĐÂU UY TÍN TỐT NHẤT?
CHẾ PHẨM EM GỐC LÀ GÌ ? TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM MEN SINH HỌC EM GỐC ?
Giới Thiệu Chế Phẩm Sinh Học EM Gốc EM1 Cho Cá Tôm Thủy Sản
Lắp Đặt Máy Sục Khí Lũi Chân Vịt Tạo Oxy, Dòng Chảy Cho Ao Hồ Cá Tôm
Bệnh Trùng Mỏ Neo, Phòng Trị Bệnh Trùng Mỏ Neo Trên Cá Nuôi Cá Cảnh
Chế Phẩm Sinh Học, Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Nuôi Thủy Sản Cá Tôm
Quản Lý Chất Lượng Nước Các Hồ Câu Tại Hà Nội
Bệnh Cá Trắm Cỏ, Các Bệnh Thường Gặp Và Biện Pháp Phòng Trị
Tổng Hợp Video Kỹ Thuật Chăn Nuôi, Phòng Trị Bệnh Cho Lợn (Heo)
Thông Báo Chuyển Văn Phòng Giao Dịch Của Dopa.vn
BỆNH TRÊN ẾCH VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN ẾCH
Biện Pháp Phòng Trị Một Số Bệnh Thường Gặp Cho Cá Nuôi Lồng
Khung Lịch Thời Vụ Thả Tôm Giống Nước Lợ Năm 2016
Bệnh Trên Cá Nước Ngọt, Bệnh Đốm Đỏ Đường Ruột Trên Cá Nước Ngọt
Bệnh Cá, Các Bệnh Thường Gặp Trên Cá Nước Ngọt Và Biện Pháp Phòng Trị
2 Nguyên nhân chính cá nổi đầu và biện pháp phòng trừ
Phòng Và Trị Bệnh Kênh Mang ở Cá Chép
HCG, THUỐC HCG, VÀ VẤN ĐỀ KÍCH THÍCH SINH SẢN CHO CÁ, ẾCH, THỦY SẢN
Bệnh Thường Gặp Ở Ếch Và Cách Phòng Trị
Sục khí đáy trong nuôi tôm - Hoạt động không thể bỏ qua
Sử Dụng Mật Rỉ Đường Để Kiểm Soát Nitơ Vô Cơ (ammonia, nitrit) Và pH Trong ao Nuôi Thủy Sản
Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Lươn Đồng
Nghiên cứu về oxy hòa tan trong nuôi trồng thủy sản
Một Số Vấn đề Về Chế Phẩm Vi Sinh Trong ứng Dụng Thực Tiễn