Hổ trợ trực tuyến

Văn Phòng Dopa.vn - 024 63 259 389

Văn Phòng Dopa.vn - 024 63 259 389

Hotline -  094 568 1121

Hotline - 094 568 1121

Zalo Của Chúng Tôi - 094 568 1121

Zalo Của Chúng Tôi - 094 568 1121

Kinh Doanh Online - 094 568 11 21

Kinh Doanh Online - 094 568 11 21

Kinh Doanh 1 - 097 7 710 403

Kinh Doanh 1 - 097 7 710 403

Kinh Doanh 2 - 094 568 1121

Kinh Doanh 2 - 094 568 1121

Kỹ Thuật - 097 568 11 21

Kỹ Thuật - 097 568 11 21

Fanpage Facebook

Kỹ Thuật Mới

Đối Tác

Liên kết website

Thống kê

  • Đang online 0
  • Hôm nay 0
  • Hôm qua 0
  • Trong tuần 0
  • Trong tháng 0
  • Tổng cộng 0

THỜI TIẾT MIỀN BẮC CHUẨN BỊ THAY ĐỔI VÀO MÙA RÉT BÀ CON CẦN PHÒNG BÊNH CHO CÁ NHƯ NÀO?

Đối với nuôi trồng thủy sản đặc biệt là loài cá thì bà con cần biết đây cá là động vật biến nhiệt, có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Một số đối tượng chịu rét kém như: Rô phi, diêu hồng, chim trắng, ếch, tôm càng xanh…  Nêu nếu nhiệt độ trong nước có biến động; thì cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và dịch bệnh của cá. Ở miền Bắc, trong mùa đông nhiệt độ cũng có nhiều biến động, lúc giảm xuống rét đậm. Nhưng cũng có ngày nắng ấm nên nếu không chú ý chống rét và phòng bệnh cho cá; thì trời lạnh có thể gây thiệt hại lớn về hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Chính vì vậy, sau đây xin giới thiệu đến bà con biện pháp chống rét và phòng trị bệnh cho cá vào mùa đông.


Hình ảnh cá chết do thời tiết thay đổi

Nguyên nhân gây bệnh:

– Nguồn nước không đảm bảo chất lượng: Nhiệt độ nước thay đổi vào những thời điểm giao mùa một cách đột ngột; cũng như sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm, làm cho động vật thuỷ sản không kịp thích nghi; dẫn đến cá yếu, bỏ ăn, dễ mắc các bệnh; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất nuôi trồng thuỷ sản của bà con.

– Nguồn nước bị ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển; cũng như tấn công động vật thuỷ sản nuôi.

 – Các trận mưa có thể khiến nhiệt độ và chất lượng nước thay đổi, pH giảm; khiến tảo chết và bị phân hủy; khiến tình trạng thiếu oxy ở đáy ao, hầm; cũng như tích tụ các chất độc H2S, NH3… nên cá nổi đầu. Tình trạng này cần được giải quyết nhanh chóng, kịp thời; để tránh ảnh hưởng đến các thuỷ sản khác.

– Chất lượng thức ăn kém: chất lượng thức ăn kém; không đủ dinh dưỡng cho cá sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển và làm ô nhiễm nước ao.

– Nguồn giống thả kém chất lượng: cá có thể đã bị nhiễm bệnh từ nguồn giống thả nuôi chưa được kiểm tra chất lượng; mang sẵn mầm bệnh mà chưa được xử lý diệt trùng; khi thả cá xuống nuôi gặp thời tiết thay đổi sẽ dễ bị nhiễm bệnh.


hình ảnh trại nuôi cá tôm

Phòng bệnh tổng hợp cho cá:

Đối với động vật thuỷ sản, khi khí hậu thay đổi ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của thuỷ sản. Giai đoạn này các mầm bệnh ở thuỷ sản phát triển rất nhanh. Bệnh lây lan mạnh. Các bệnh thường gặp ở thuỷ sản vào mùa này đa phần là do vi khuẩn, nấm,…

Trước khi thả cá:

– Vệ sinh ao đầm sạch sẽ trước mỗi vụ nuôi: Dọn sạch cỏ; vét bùn đáy ao; lấp các lỗ xung quanh bờ ao. Cũng như bón vôi để tiêu diệt mầm bệnh, ổn định pH và diệt tạp.

– Chọn loài cá nuôi phù hợp: Hiện nay có rất nhiều loại cá nuôi (như mè, trôi, trắm, chép, rô phi…). Để chọn được loài cá nuôi thích hợp, cần căn cứ vào điều kiện từng vùng sinh thái khác nhau. Cũng như nhu cầu của thị trường và khả năng đầu tư của hộ chăn nuôi

– Chất lượng con giống: Chọn giống tốt, không mang mầm bệnh. Cá tương đối đều cỡ, màu sắc sáng đẹp, bơi lội nhanh nhẹn, phản ứng nhanh, không bị dị hình, sây sát. Nên mua giống ở những nơi uy tín. Trước khi thả giống cần tắm cá giống qua nước muối 2 – 3% trong 5 – 10 phút để sát trùng.

Mật độ thả thích hợp:

– Nên thả đúng mật độ tùy theo từng loài cá: Nhóm cá không có cơ quan hô hấp phụ (rô phi, mè hoa, trắm cỏ, chép…) thả với mật độ dưới 3 – 4 con/m2. Nhóm cá có cơ quan hô hấp phụ (tra, trê, rô đồng…) thả với mật độ 5 – 10 con/m2. Thả cá đúng mật độ để cá lớn nhanh lớn đều, ít bệnh, rút ngắn được thời gian nuôi.

– Nuôi ghép: Trong cùng một ao có thể nuôi ghép các loại cá với nhau. Để tận dụng không gian mặt nước và các loại thức ăn có trong ao. Vì mỗi một loại cá sống ở một tầng nước và sử dụng thức ăn khác nhau.

– Chăm sóc và quản lý ao nuôi

– Chăm sóc đúng kỹ thuật, cho ăn theo 4 định: Định lượng, định chất, định vị trí, định thời gian để đảm bảo cho cá khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh. Nếu thức ăn là tấm cám nấu thì nên để vào sàng cho cá ăn để dễ quản lý được thức ăn.

– Tranh thủ những ngày nắng ấm nhiệt độ trên 18oC cho cá ăn tích cực đủ về lượng, đảm bảo về chất. Bổ sung Vitamin C để tăng cường sức đề kháng của cá. Thường xuyên cấp nước mới vào ao để tăng cường oxy và không gian sống của cá. Định kỳ 2 tuần/lần dùng vôi bột té đều khắp mặt ao với lượng 2 – 3 kg/100m3 nước.

Bệnh đốm đỏ

Bệnh xuất hiện quanh năm, thường tập trung vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè (tháng 3 – 5) mùa thu (tháng 8 – 10) khi nhiệt độ nước 25 – 300C. Biểu hiện cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt. Hoặ da cá tối màu, cá mất nhớt thô ráp. Hay sự xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ thể, mắt lồi, hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, các vây tia cụt dần, thường gặp ở cá trắm cỏ. Tỷ lệ chết từ 30 – 70%.

– Phòng bệnh: Ngoài việc bổ sung Vitamin C cho vào thức ăn trước mùa bệnh: cá giống 4 gam/1kg cá/1 ngày, cá thịt 2 gam/1kg cá/1 ngày. Cho ăn 3 ngày liên tục. Dùng thuốc Flofe 400 hoạc Doxy 20  trước một tháng. Để phòng bệnh trước khi thời tiết chuyển mùa,  cho ăn 3 ngày liên tục.

– Trị bệnh: Dùng thuốc Flofe 400 hoạc Doxy 20  cho ăn 5 – 7 ngày liên tục. Thuốc được trộn vào thức ăn nấu chín để nguội. Hoặc trộn vào thức ăn tổng hợp trước khi cho ăn từ 30 – 60 phút.

Một số bệnh thường gặp khi giao mùa, cách phòng trị bệnh:

Bệnh nấm Thủy mi:

Trên da xuất hiện những vùng trắng xám, có các sợi nấm nhỏ mềm. Sau vài ngày sợi nấm phát triển, đan chéo thành từng búi trắng như bông. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bệnh thường xuất hiện khi nhiệt độ môi trường nước 15-20oC. Trị bệnh:  Sử dụng ANIRAT_ DOPA với liều lượng 1 lít/3.000m3 đánh 2-3 lần mỗi lần cách nhau 2 ngày.

Bệnh hoại tử gan thận mủ trên cá da trơn:

Cá bơi lờ đờ, màu sắc nhợt nhạt, xuất huyết trên cơ thể. Khi mổ quan sát trên gan, thận có lốm đốm trắng, ruột tích nước. Bệnh thường xuất hiện khi nhiệt độ môi trường 18 – 23oC

Bệnh hoại tử gan thận mủ trên cá da trơn

+ Phòng bệnh: Nên áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp như: Chọn giống khỏe mạnh trước khi nuôi để chúng phát triển bình thường. Chuẩn bị ao nuôi kỹ, cần phải vét bùn, phơi khô xử lý ao bằng vôi bột, loại bỏ cá tự nhiên. Thường xuyên rải vôi định kỳ với liều lượng 3kg/100m2. Diệt mầm bệnh bằng FBK, IODINE, BKC và các loại thuốc khác theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá và tăng cường Vitamin C vào thức ăn.

+ Trị bệnh: sử dụng DOFI hoặc CFD cho ăn kiên tục 5 - 7 ngày. Kết hợp bổ sung VitaminC, Glucan với lượng 3g/kg thức ăn/ngày nhằm nâng cao sức đề kháng cho cá.

Bệnh trùng mỏ neo trên cá trắm cỏ, cá chép:

Trùng hình mỏ neo ký sinh trên cơ thể làm cá ngứa ngáy, khó chịu. Hoặc kém ăn, da mất sắc màu bình thường, bơi lờ đờ, phản ứng kém gầy yếu và chết. Bệnh thường xảy ra vào các ao lưu cá giống qua đông. 
+ Trị bệnh: Sử dụng DOPAKILL 1 lọ 100ml dùng cho 4,000mm3 đánh 3 lần mỗi lần cách nhau 2 ngày.

Mọi thông tin quý vị vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM  MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA

ĐC: 33/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: 024 63 259 389 /09 7 7 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21  

Mail: thuocthuysan86@gmail.com

Web: http://dopa.vn

 https://www.facebook.com/thuysandopa

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (5.0 / 1 đánh giá)

Tin tức liên quan

Top

   (0)