Danh mục sản phẩm
THUỐC CHO ẾCH
Hổ trợ trực tuyến
Văn Phòng Dopa.vn - 024 63 259 389
Hotline - 094 568 1121
Zalo Của Chúng Tôi - 094 568 1121
Kinh Doanh Online - 094 568 11 21
Kinh Doanh 1 - 097 7 710 403
Kinh Doanh 2 - 094 568 1121
Kỹ Thuật - 097 568 11 21
Fanpage Facebook
Liên kết website
Thống kê
- Đang online 0
- Hôm nay 0
- Hôm qua 0
- Trong tuần 0
- Trong tháng 0
- Tổng cộng 0
Biện Pháp Phòng Trị Một Số Bệnh Thường Gặp Cho Cá Nuôi Lồng
Hiện nay tại một số địa phương ở miền bắc có ưu thế mặt nước các sông suối, đầm hồ như Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc…..đã và đang hình thành và phát triển một nghề nuôi trồng thủy sản, nuôi thâm canh cá trên một diện tích có hạn. Đó là hình thức nuôi cá lồng đã và đang là bước đi hứa hẹn đem lại lợi ích to lớn thay đổi cơ cấu, đóng góp ngày một to lớn hơn trong ngành nuôi trồng thủy sản nước nhà.
Tại các địa phương nói trên từ các chủ hộ đến các công ty nuôi trồng thủy sản đã mạnh dạn đầu tư lồng nuôi cá rất thành công và đang có xu hướng mở rộng quy mô, số lượng lồng cũng như đa dạng các loại cá nuôi như Diêu hồng, Lăng chấm, Trắm đen, Trắm cỏ, Chép Giòn, Nheo, Cá Ngạnh… để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất do việc nuôi nhốt cá với mật độ cao, nhiều lồng bè đặt liền kề, chủng loại cá khác nhau, nguồn nước không ổn định nên rất dễ phát sinh dịch bệnh cho cá, tiềm ẩn nguy cơ lây lan nhanh, dẫn đến rủi ro cao, không bền vững. Để hạn chế dịch bệnh xảy ra cho cá nuôi lồng, đảm bảo năng suất hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại, người nuôi cá lồng cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:
Video kỹ thuật nuôi cá lăng lồng bè trên sông
Nghề nuôi cá lồng góp phần thúc đẩy thủy sản miền bắc phát triển
1. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi lồng
- Chọn địa điểm đặt lồng: Vị trí đặt lồng tốt nhất là những nơi có nguồn nước trong sạch, nước lưu thông thường xuyên, ổn định không bị ảnh hưởng bởi các nguồn nước thải, tàu thuyền qua lại. Bố trí vùng nuôi cho từng loại cá phù hợp tránh việc nguồn thức ăn của loại này lại gây ô nhiễm cho loại khác. Có khoảng cách nhất định giữa các hộ nuôi nhằm tránh lây lan dịch bệnh
- Hạn chế mầm bệnh xuất hiện trong môi trường nuôi bằng cách:
+ Trước khi thả cá cần vệ sinh lồng sạch sẽ, phơi lồng 1 - 2 ngày, sát khuẩn lồng bằng các thuốc sát khuẩn như Fomalin, Iotdine, FBK, KMnO4 (thuốc tím). Trong quá trình nuôi, định kỳ vệ sinh lồng nuôi 1 tuần/lần để loại bỏ các sinh vật bám, giúp nước lưu thông tốt hơn. Việc vệ sinh lồng nuôi được tiến hành trước khi cho cá ăn. Sau khi cho cá ăn khoảng 30 phút , vớt bỏ thức ăn thừa để tránh ô nhiễm môi trường. Tắm cho cá lồng bằng các thuốc sát khuẩn như Oxy già, fomalin, iotdine, BKC, KMnO4 hoặc bằng viên khử khuẩn vạn tiêu linh (TCCA)
+ Thường xuyên treo túi vôi, túi thuốc tại vị trí cho cá ăn, ở đầu và cuối lồng nuôi đầu nước chảy là tốt nhất nhằm tiêu diệt mầm bệnh trong môi trường nước với lượng cụ thể: Vôi bột: 2 – 4 kg/10m3 nước; Viên sủi Vạn tiêu linh loại 200g/Viên ,Bột đồng sunfat (CuSO4): 50gam/10m3 nước, KMnO4 (thuốc tím): 50gam/10m3. Ngoài ra có thể dùng FBK, hoặc Fomalin. Độ sâu của túi vôi hoặc túi thuốc treo bằng 1/3 -1/2 độ sâu mực nước trong lồng nuôi, khi vôi hoặc thuốc tan hết cần tiếp tục treo túi khác.
- Hạn chế mầm bệnh trên cơ thể cá: Chọn cá giống khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh. Trước khi thả giống cần tắm nước muối với nồng độ 3% (300 gam muối hòa vào 10 lít nước) trong vòng 10 – 15 phút để loại bỏ mầm bệnh trên cơ thể cá. Có thể dùng muối kết hợp với Oxytertacine, hoặc Streptomycine để tắm cho cá sẽ nâng cao hiệu qua phòng trừ dịch bệnh.
- Xác định mật độ nuôi phù hợp căn cứ vào lưu tốc dòng chảy, oxy hòa tan và khả năng chăm sóc nuôi dưỡng…, tránh nuôi quá dầy dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng, dễ phát sinh và lây lan dịch bệnh khi nuôi.
- Nâng cao sức đề kháng cho cá: Cho cá ăn đúng khẩu phần, đảm bảo dinh dưỡng. Không cho cá ăn thức ăn ôi thiu, ẩm mốc. Định kỳ dùng một trong các thuốc sau để phòng trị bệnh cho cá: Rifato, Norlox40, Amcoci, Gentacine, Dofi, CFD, Amcocip, Amoxcilin theo hướng dẫn của kỹ sư thủy sản hoặc in trên bao bì sản phẩm… kết hợp bổ sung Vitalet, Men tiêu hóa, Vitamin C cho cá với lượng nhằm kích thích tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho cá.
Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong nuôi cá lồng
2. Một số bệnh thường gặp ở cá nuôi lồng
2.1. Bệnh đen đầu, đen thân, tuột vảy trên cá nuôi lồng
Bệnh do vi khuẩn Aeromonas còn gọi là bệnh đốm đỏ, cá bị nhiễm bệnh có dấu hiệu bỏ ăn, da cá chuyển dần sang màu đen, tuột vảy có con xuất hiện các đốm đỏ trên thân gốc vây, và hậu môn. Cá yếu và chết, để xử lý bệnh trước tiên cần khử trùng lồng nuôi và những lồng xung quanh khu vực nuôi bằng Fomalin, Iotdine, FBK, Oxy già, Clorin… theo liều lượng được hướng dẫn tốt nhất nên lót bạt dưới lồng bè khi xử lý thuốc sát trùng đồng thời kết hợp dùng một trong những loại thuốc sau: Rifato, Norlox40, Amcoci, Gentacine, Dofi, CFD, Amcocip, Amoxcilin hòa tan thuốc vào nước rồi trộn đều vào thức ăn viên với lượng 100g thuốc dùng cho 1-1,5 tấn cá hoặc 100g thuốc cho 20-30 kg cám viên, cho cá ăn liên tục 5 - 7 ngày khi điều trị có thể kết hợp với Vitamin tổng hợp để nâng cao sức đề kháng của cá. Trong quá trình xử lý phát hiện thấy cá đen thân, bỏ ăn cần vớt bỏ ngay nhằm tránh lây lan sang cả đàn.
2.2. Bệnh liên cầu khuẩn ở cá Rô phi, Diêu hồng nuôi lồng
Tác nhân gây bệnh do vi liên cầu khuẩn Strepcoccus.sp gây nên. Bệnh thường xảy ra và gây chết nhiều cá vào các tháng 5 -9 hàng năm. Cá bị nhiễm bệnh có biểu hiện lồi 1 hoặc cả 2 bên mắt, mắt trắng đục bơi lờ đờ hoặc bơi quay tròn mất định hướng đâm xuống đáy lồng rồi chết. Khi mổ cá bị bệnh thường thấy hiện tượng tích khí ở ruột, ruột không chứa thức ăn do cá bỏ ăn, ruột xuất huyết, gan tụ máu, có thể còn thấy xuất huyết dưới da bụng. Để trị bệnh dùng Fomalin, Iotdine, FBK, Oxy già, Clorin… để sát khuẩn lồng bè nuôi kết hợp với các dòng kháng sinh: Florphenicol, Dofi, CFD, Floxy hòa tan trộn vào thức ăn cho cá ăn với lượng 100g thuốc Florphenicol, Dofi, CFD, Floxy dùng cho 1-1,5 tấn cá hoặc 100g thuốc cho 20-30 kg cám viên và điều trị từ 5 - 7 ngày có thể cho ăn thuốc kết hợp với vitamin tổng hợp. Cần lưu ý điều trị đủ liều vì thuốc điều trị rất nhanh dừng cá chết nhưng cá rất hay bị tái phát nếu điều trị không đủ liều, đủ giai đoạn.
2.3. Bệnh gan thận mủ trên cá nuôi lồng
Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella. Sp gây ra; Cá bị bệnh có biểu hiện bơi lờ đờ, màu sắc nhợt nhạt, xuất huyết trên cơ thể, đặc biệt khi mổ cá quan sát trên gan, thận có lốm đốm trắng. Thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh là Florphenicol, Dofi, CFD, Floxy hòa tan trộn vào thức ăn cho cá ăn với lượng 100g thuốc Florphenicol, Dofi, CFD, Floxy, Gentacine dùng cho 1-1,5 tấn cá hoặc 100g thuốc cho 20-30 kg cám viên và điều trị từ 5 - 7 ngày có thể cho ăn thuốc kết hợp với vitamin tổng hợp, β- Glucan, Bogatonic với lượng 4g/kg thức ăn/ngày nhằm nâng cao sức đề kháng cho cá. Với những đàn cá ăn ít cần tạo bể giả trong các lồng nuôi bằng cách quây bạt xung quanh lồng nuôi rồi hòa kháng sinh với lượng 20g/m3 nước tiến hành ngâm cá liên tục trong 12 giờ, làm liên tục trong 3 ngày. Lưu ý khi tắm thuốc cần tạo dòng trong bể giả hoặc phun mưa, chạy máy sủi khí tránh hiện tượng cá thiếu oxy hòa tan. Sát khuẩn lồng nuôi bằng các thuốc sát khuẩn Fomalin, Iotdine, FBK, Oxy già, Clorin…
2.4 Bệnh lở loét ở cá da trơn hoại tử da trên cá nuôi lồng
Bệnh gây ra bởi tổ hợp các dòng vi khuẩn, nấm, gây ra trên da các loài cá da trơn như cá nheo, cá lăng… bệnh phát sinh quanh năm nhưng mạnh mẽ nhất là 2-4. Biểu hiện bệnh cá da trơn bị những vết loét trên thân miệng khi cá bị nặng vết loét có thể ăn sâu vào thịt, đứt thân cá vẫn còn khả năng ăn mồi. Biện pháp phòng trừ Sát khuẩn lồng nuôi 3 ngày bằng một trong các thuốc sát khuẩn sau Fomalin, Iotdine, FBK, Oxy già, Clorin… có thể kết hợp thuốc sát khuẩn với Rifato, Oxytertacine, hoặc Streptomycine để tắm cho cá sẽ nâng cao hiệu qua phòng trừ dịch bệnh. Ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 có thể tiến hành sát khuẩn bằng TL – TLAN hoặc FISHCLEAR để diệt trừ nấm bệnh đồng thời kết hợp dùng một trong những loại thuốc sau: Rifato, Norlox40, Amcoci, Gentacine, Dofi, CFD, Amcocip, Amoxcilin hòa tan thuốc vào nước rồi trộn đều vào thức ăn viên với lượng 100g thuốc dùng cho 1-1,5 tấn cá hoặc 100g thuốc cho 20-30 kg cám viên, cho cá ăn liên tục 5 - 7 ngày.
2.5 Bệnh nấm thủy mi trên cá lồng bè
Bệnh gây ra do 4 giống nấm: Leptolegnia, Aphanomyces, Saprolegnia và Achlya
Gây hại nhiều ở cá lồng giai đoạn cá con và cá thịt. Bệnh xảy ra vào thời tiết lạnh nhiệt độ thấp từ 18-20 0C đặc biệt là khi cá bị xây sát hoặc viêm nhiễm ngoài da. Biểu hiện khi cá bị nấm thuỷ mi ký sinh, mắt thường khó nhìn thấy, phần cuối của sợi nấm đâm sâu vào thịt cá, phần đầu sợi nấm lơ lửng trong nước và có màu trắng.
Cá có cảm giác ngứa ngáy, gầy và đen sậm đi, bệnh thường xảy ra ở cá rô phi, diêu hồng, nheo, lăng… đã bị tổn thương cơ thể. Khi cá bị nấm thủy mi ký sinh, trên da xuất hiện vùng trắng xám tua tủa những sợi nấm nhỏ, mềm tạo thành những búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Phòng trị bệnh dùng TL – TLAN hoặc FISHCLEAR để tắm cho cá liên tục từ 3-5 ngày hoặc có thể dùng đồng sufate 7-10gr/m3 liên tục 3 lần, ngày 1 lần.
Ngoài ra bà con cần theo dõi và phát hiện sớm những biểu hiện lạ trên lồng cá nuôi nhà mình để có thể phát hiện kịp thời những nguyên nhân phát sinh dịch bệnh trên đàn cá lồng từ đó có những biện pháp phòng trừ kịp thời. Đảm bảo nguyên tắc phòng bệnh là trên hết, chữa bệnh khi cần thiết.
Tại dopa.vn còn là nhà phân phối các dòng sản phẩm như: Thuốc thủy sản, thuốc kháng sinh nguyên liệu, hóa chất xử lý nước ao nuôi, vi sinh, men vi sinh, men tiêu hóa,giải độc gan, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, máy sủi tạo oxy cho cá, máy thổi khí tạo oxy và nhiều loại máy móc thiết bị nông nghiệp thủy sản.
Ngoài ra dopa.vn còn phân phối nhiều dòng nguyên liệu bổ sung dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy mô công nghiệp và quy mô trang trại xem thêm video để biết thêm chi tiết:
dopa.vn luôn cung cấp giải pháp phòng trị bệnh cho cá lồng hiệu quả
TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA
ĐC: 37 Thạch Bàn - Phường Thạch Bàn - Long Biên - Hà Nội ( Bản Đồ Đến Dopa Tại Đây )
ĐT: 04 63 259 389 /09 7 7 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21
Mail: thuocthuysan86@gmail.com
Web: http://dopa.vn
Tin tức liên quan
Giải Pháp Tối Ưu Từ DOBIO Để Bảo Vệ Ao Nuôi Hiệu Quả
5 Lợi Ích Tối Ưu Từ DOBIO GLUCAN và LIVER DOBIO Cho Sức Khỏe Thủy Sản
Giải Pháp Tối Ưu Hấp Thu Khí Độc, Bảo Vệ Ao Nuôi Thủy Sản
Lý Do Bạn Nên Chọn Siêu Men Cao Tỏi Và SUPER CAL Để Nuôi Tôm Khỏe Mạnh
5 Lý Do FBK và DOBIO NITRO Là Giải Pháp Sạch Cho Ao Nuôi Thủy Sản
5 Lợi Ích Tuyệt Vời Từ ANIRAT DOPA và IODINE USA Cho Ao Nuôi Thủy Sản
5 Phương Pháp Biến EM Gốc và Mật Rỉ Đường Tạo Nên Cách Mạng Trong Nuôi Thủy Sản
3 Bí Quyết Để Nuôi Cá Koi Khỏe Mạnh Và Đẹp Mắt Hơn Bao Giờ Hết
3 Giải Pháp Hiệu Quả Để Phòng Và Trị Bệnh Xuất Huyết, Đốm Đỏ, Lở Loét Trong Nuôi Thủy Sản
3 Giải Pháp Tuyệt Vời Cho Nuôi Ếch Hiệu Quả: Tăng Miễn Dịch, Trị Bệnh, Khử Trùng
3 Lợi Ích Đặc Biệt Của Men Vi Sinh Đối Với Ao Nuôi Thủy Sản
Nguyên nhân gây giun sán ở thủy sản và cách sổ giun bằng FPT hiệu quả
Kỹ thuật nuôi dưỡng ếch bố mẹ đạt hiệu quả cao
Tảo tàn trong ao nuôi tôm: Nỗi ám ảnh và giải pháp hiệu quả
Nắng nóng gay gắt: Bổ sung vitamin C cho tôm cá để bảo vệ sức khỏe
Mở Khóa Bí Quyết Tăng Nhanh Chóng & Nâng Chất Sản Phẩm Chăn Nuôi Nhờ Lysine
Methionine - Bí quyết vàng cho sự phát triển vượt bậc của heo con
Bệnh gan thận mủ ở ếch: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh mù mắt ở ếch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị
Bệnh đỏ đùi ở ếch: Nỗi ám ảnh của người nuôi và cách đánh bay hiệu quả
Bệnh viêm đường ruột ở ếch: Nỗi ám ảnh của người nuôi và giải pháp phòng trị hiệu quả
Ếch bị chướng bụng: Hiểu rõ nguyên nhân, cách phòng và trị hiệu quả
PROTEIN C - PLUS: Bí quyết bứt phá cho vụ nuôi tôm cá bội thu
Cá trắm cỏ bị đen đầu đen thân: Nỗi ám ảnh của người nuôi và giải pháp vàng
Bí Quyết Câu Cá Bất Bại Nhờ Dopa Fish - Bí Mật Giúp Cá Thèm Ăn, Mồi Nhảy Liền Tay!
Nấm nhớt, nấm thủy mi, nấm bông gòn trên cá: Nỗi ám ảnh của người nuôi và giải pháp hiệu quả từ BROMAX DOPA
Siêu Men Cao Tỏi: Bí quyết cho sức khỏe tôm cá vượt trội
Nguyên nhân ao cá, tôm bị phèn, biện pháp xử lý bằng DOBIO SUN
DOPA ADE - Bí quyết cho đàn ếch khỏe mạnh, sinh sản hiệu quả
Bổ sung Vitamin C cho ao nuôi tôm cá mùa nắng nóng: Bí quyết vàng tăng đề kháng, thúc đẩy sinh trưởng
Bộ Nông nghiệp vào cuộc điều tra cá chết ở Thanh Hà Hải Dương
Bí kíp cứu cánh cá Koi, cá cảnh khỏi nấm bệnh bằng Anirat-Dopa: Hướng dẫn chi tiết
Bí Quyết Bảo Vệ Cá Trắm Cỏ Khỏi Dịch Bệnh: Hướng Dẫn Chi Tiết
Tại Sao Bạn Nên Sử Dụng Máy Tạo Oxy Cho Cá Trong Nuôi Trồng Thủy Sản?
Bí quyết sử dụng chế phẩm EM gốc hiệu quả trong chăn nuôi
Kích thích ếch bố mẹ sinh sản đạt chất lượng cao bằng kích dục tố A3